"Chợ sách” online sôi động trong mùa dịch Covid-19

Trong khi hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng truyền thống bị gián đoạn trước tình hình của dịch Covid-19, bán sách qua mạng, qua kênh điện tử (online) đang trở thành cứu cánh để các đơn vị, nhà phát hành vượt qua khó khăn thời dịch bệnh.

Sôi động “chợ sách” online

Việc tạm dừng đóng cửa các cửa hàng bán sách truyền thống do tác động của dịch đã khiến doanh thu của các đơn vị xuất bản, phát hành giảm mạnh trong vài tháng qua. Để tiếp tục duy trì hoạt động, nhiều đơn vị kinh doanh sách đã chuyển qua đẩy mạnh hình thức bán hàng trên kênh online bằng nhiều chương trình ưu đãi kích cầu người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Lệ Chi, đại diện Công ty Sách Chibooks cho biết, hoạt động kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19. Kế hoạch sản xuất của công ty bị gián đoạn vì sản phẩm làm ra khó bán, doanh thu tại các cửa hàng cũng sụt giảm nghiêm trọng.

cho sach online soi dong trong mua dich covid 19
Top sách kỹ năng sống và sách kinh điển được bán chạy nhất trên sàn thương mại Tiki

“Trong khi hoạt động kinh doanh truyền thống bị đóng băng, Chibooks đã tập trung đẩy mạnh bán sách online trên nhiều kênh như webside của công ty (chibooks.vn) và các trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee. Bên cạnh sản xuất có chọn lọc để không bị đứt đoạn, doanh nghiệp cũng đang cố gắng tập trung vào việc hoàn thiện nội dung để có những sản phẩm tốt hơn”, bà Chi chia sẻ.

Theo đánh giá của Công ty Chibooks, sau khi đẩy mạnh hoạt động bán sách online doanh thu công ty tăng trưởng từ 10-20%. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Sách Thái Hà cũng ghi nhận kết quả tương tự sau khi tăng thị phần kinh doanh sách online.

Ông Nguyễn Quang Đăng – đại diện Công ty Cổ phần Sách Thái Hà cho biết: “Mặc dù doanh thu toàn hệ thống có giảm, nhưng kinh doanh online tăng trưởng ổn định. Việc dịch chuyển sớm của các đơn vị sách trên các sàn thương mại điện tử giúp hoạt động kinh doanh sách online mùa dịch sôi động hơn. Công ty Thái Hà cũng xác định phát hành thông qua các kênh online là chủ lực nhằm thúc đẩy doanh thu trong thời điểm các cửa hàng truyền thống phải tạm dừng đóng cửa”.

Nắm bắt nhu cầu mua sách qua kênh online của người dân tăng cao, đặc biệt do không thể tổ chức các chương trình hội sách tri ân khách hàng như thường niên, các đơn vị, nhà sách trực tuyến đã tăng cường thu hút khách bằng các chương trình giảm giá online.

Công ty sách Fahasa, đơn vị chủ trì Hội sách Thành phố Hồ Chí Minh - được tổ chức 2 năm/lần - hiện phải tạm dừng vì dịch Covid-19 - đã “bù” cho độc giả một chương trình bán hàng online với giá giảm sốc, lên đến 70%. Tiki “tung” hàng loạt chương trình kết hợp với các đơn vị xuất bản như “Tủ sách thiếu nhi deal hot bao la với NXB Kim Đồng”, Nhà sách Phương Nam chào độc giả bằng chương trình “Ngồi nhà click chuột sách đến tận tay”... kèm theo đó là các ưu đãi như “Càng mua càng giảm”, “Freeship toàn quốc”...

Sự dịch chuyển từ thói quen của người dùng và việc triển khai các phương thức bán hàng kịp thời trong mùa dịch đã giúp một số đơn vị phát hành ghi nhận doanh thu tăng gấp đôi trên kênh phân phối online.

Theo ghi nhận từ hệ thống nhà sách Phương Nam, doanh số bán sách online trong tháng 2 tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái và so với tháng 1 trước đó cũng tăng 30%. Trong khi đó, kênh thương mại điện tử của Fahasa cho biết trong 2 tháng đầu năm nay doanh thu tăng đến 55%. Đại diện Tiki cũng cho biết, tỉ lệ tăng trưởng của ngành sách trên Tiki trong 2 tháng đầu năm 2020 tăng gấp 1,5 lần so với cùng thời điểm của năm ngoái.

Theo Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), 5 mảng sách bán chạy nhất là: Sách văn học, kỹ năng sống, thiếu nhi, kinh tế và truyện tranh. Đặc biệt, 2 loại sách có mức độ tăng trưởng đáng ghi nhận trong 2 tháng đầu năm nay so với cùng thời điểm năm ngoái là sách y học (tăng gấp 2,7 lần) và sách thường thức gia đình (tăng gấp 2 lần).

Ghi nhận từ các sàn bán sách trực tuyến cho thấy, sức mua người tiêu dùng vẫn duy trì tốt, chính tâm lý lo ngại đi đến các khu công cộng, các trung tâm thương mại, đặc biệt trong thời gian cách ly xã hội hạn chế tối đa việc đi lại đã giúp cho kênh bán sách online tăng trưởng hơn.

Tuy nhiên, theo đại diện các nhà sách khuyến cáo, hiện nay thị trường sách giả rất tinh vi, để tránh mua phải nguồn sách không đảm bảo chất lượng, độc giả nên lựa chọn các địa chỉ uy tín từ webside của các nhà sách chính thống hoặc trên Tiki và Shopee. Đây là những đơn vị kiểm soát đầu vào rất chặt, có sự cam kết đảm bảo nguồn hàng từ các đơn vị phân phối trước khi cung ứng ra thị trường đến người tiêu dùng.

cho sach online soi dong trong mua dich covid 19
Ngoài ra, các loại sách cho thiếu nhi, truyện tranh cũng hút khách trong mùa dịch Covid-19

Cơ hội “nhập cuộc” chuyển đổi số

Thực tế, thị trường sách online đã phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Điển hình là sự xuất hiện và phát triển của các nhà sách online như Tiki, Vinabook, cùng sự chuyển dịch cơ cấu để song hành cả hai phương thức bán hàng trực tiếp và trực tuyến của các thương hiệu lâu năm như nhà sách Fahasa, nhà sách Phương Nam...

Ngoài các sàn thương mại sách online hoạt động sôi động thời gian qua, sách điện tử, sách nói cũng thu hút người dùng trong vài năm trở lại đây. Sự đa dạng của thị trường sách trên các kênh trực tuyến tiệm cận hơn đối với người dùng, phù hợp với nền tảng công nghệ số và khách hàng cũng có nhiều sự lựa chọn phong phú hơn từ chủng loại đến phương thức tiếp cận.

Chị Nguyễn Ngọc Hà (35 tuổi), Ba Đình, Hà Nội cho biết: “Mình đã có thói quen đọc sách nhiều năm nay. Hiện nay, việc lựa chọn mua được một cuốn sách theo nhu cầu khá tiện lợi. Sự đa dạng trên các kênh bán sách online cùng nhiều ưu đãi khiến độc giả như mình rất hào hứng khi mua sách. Ngoài việc đọc sách hằng ngày, mình cũng tận dụng thời gian nấu ăn hoặc lái xe để nghe sách nói”.

cho sach online soi dong trong mua dich covid 19
Những cuốn sách kinh điển luôn bán chạy trên các nhà sách, sàn thương mại điện tử

Bên cạnh đó, từ việc hạn chế tiếp xúc xã hội, một số đơn vị xuất bản, đặc biệt là các thương hiệu sách tư nhân đã triển khai kênh quảng bá online thông qua các buổi livetream, chương trình talkshow nhằm cập nhật liên tục các hoạt động giới thiệu sách, giao lưu tác giả - bạn đọc.

Cụ thể, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình livestream “Vui cười mỗi ngày dù bạn không hoàn hảo” với tác giả Cúc T của cuốn sách Sống như bạn đang ở sân bay; hay chương trình talkshow “Triều đại Tây Sơn và Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII”... thu hút hàng nghìn lượt like, xem, hàng trăm bản bìa cứng từ những tác phẩm này cũng được bán ngay tại chương trình. Điều này cho thấy, sự nhập cuộc đúng hướng của các đơn vị sách phù hợp với công cuộc chuyển đổi số theo xu thế hiện nay.

Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) - Nguyễn Nguyên nhận định: “Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh online đối với lĩnh vực sách đã có những thay đổi tích cực. Sự chuyển đổi phương thức kinh doanh kịp thời, đẩy mạnh giao dịch trực tuyến trong điều kiện hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch đã giúp doanh thu của các đơn vị phát hành sách online tăng trưởng mạnh, bù đắp một phần tổn thất và có thêm cơ hội duy trì hoạt động”.

Ông Nguyên cũng cho biết, đây cũng là cơ hội để các đơn vị xuất bản quyết tâm thay đổi, hướng đến thị trường online, bạn đọc trực tuyến. Đặc biệt, thị trường sách online cần mở rộng hơn nữa từ chất lượng sản phẩm đến sự đa dạng của các chương trình ưu đãi khuyến khích người tiêu dùng. Đây chính là thời cơ hiếm có để tận dụng, xây dựng thói quen đọc sách, nhân tố quan trọng nhất để phát triển văn hóa đọc cho người dân.

Nhằm tiếp tục duy trì hoạt động chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7 thường niên, cũng như kịp thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn với các đơn vị xuất bản, Cục Xuất bản, In và Phát hành hiện đang phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai Hội chợ sách online quốc gia sẽ được diễn ra từ ngày 19/4-20/5.

“Đây là một hội sách lớn, quy tụ nhiều đơn vị tham gia, dự kiến có thể lên tới 800-10.000 đầu sách. Hội sách sẽ mang đến cho độc giả những tác phẩm có chất lượng cao, cùng nhiều chương trình ưu đãi. Việc tổ chức hội sách online cũng thúc đẩy ngành sách tham gia sâu rộng trong công cuộc chuyển đổi công nghệ số, hội nhập xu thế 4.0”, ông Nguyên chia sẻ thêm.

Theo ghi nhận của các đơn vị phát hành sách cho biết, trong khi ngành xuất bản đang sụt giảm doanh thu trầm trọng, ngoài việc các đơn vị “cầu cứu” sự hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành trong việc miễn giảm thuế, giảm giá mặt bằng... thì động thái tổ chức hội sách online toàn quốc của Cục Xuất bản, In và Phát hành là rất kịp thời, hữu ích góp phần giảm thiểu thiệt hại và duy trì hoạt động kinh doanh của các đơn vị. Đặc biệt đây cũng là dịp giúp các nhà xuất bản thông qua sách xích lại gần độc giả hơn trong mùa dịch Covid-19.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Có đến 50% người dùng Gen Z thường xuyên truy cập các nền tảng thương mại trên mạng xã hội đã dịch chuyển sang trang thương mại điện tử để mua sắm.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Thời gian qua, sản phẩm đồ uống rượu bia xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử với sức mua tăng. Vậy, làm thế nào để kiểm soát độ tuổi mua hàng?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động