Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại Hà Nội: Biến “nguy” thành “cơ”?

Dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài với diễn biến ngày càng nghiêm trọng khiến cho doanh nghiệp (DN) tại Hà Nội điêu đứng, suy giảm trầm trọng nguồn lực. Trước tình hình cấp bách, chính quyền Hà Nội cần có giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ hơn về cơ chế cũng như tài chính, giúp DN có sức chống đỡ khó khăn.

Thách thức dồn dập

Theo báo cáo khảo sát của các sở, ngành, hiệp hội của Hà Nội đối với khoảng 1.500 DN trên địa bàn thành phố cho thấy, tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn và nặng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Trong đó, khó khăn mà DN đang phải đối mặt là nguy cơ gián đoạn chuỗi giá trị, đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng dây chuyền từ các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo có tác động lan tỏa đến các ngành dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, logistics. Mặt khác, DN còn rất khó khăn về nguồn cung, chi phí sản xuất tăng cao và các phát sinh chi phí khác cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại Hà Nội: Biến “nguy” thành “cơ”?
Hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn sản xuất, kinh doanh

Dồn dập các thách thức mới nảy sinh, nhiều DN trên địa bàn Hà Nội không còn khả năng duy trì hoạt động, dẫn tới phá sản, tạm dừng kinh doanh. Số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội cho biết, cộng dồn trong 8 tháng 2021, hơn 2.000 DN đã giải thể, 9.300 DN đăng ký tạm ngừng hoạt động và có 7.400 DN hoạt động trở lại. Theo số liệu từ Cục Thuế Hà Nội, tính đến ngày 26/8, có gần 3.150 hộ kinh doanh đã gửi đề nghị hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo đúng Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội. Trong đó, có gần 2.200 hộ kinh doanh được UBND cấp xã gửi sang cơ quan thuế thẩm định; hơn 1.800 hộ kinh doanh thuộc diện hỗ trợ theo kết quả thẩm định của cơ quan thuế.

Tại tọa đàm online “Chiến lược và hướng đi cho DN nhỏ và vừa thời Covid-19” được tổ chức mới đây, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, từ nay đến hết năm, nếu Việt Nam có thể kiểm soát được dịch bệnh, số lượng DN phá sản ở mức 100.000, trong đó, sẽ có số lượng lớn là DN của Hà Nội. Từ nguy cơ đó, có thể nhận rõ rằng, thiếu vốn là một trong những khó khăn khiến nhiều DN phá sản. “Một DN khi mất đi tính thanh khoản và khả năng chi trả sẽ kéo theo các đối tác của họ không thu xếp được dòng tiền và mất thanh khoản theo sau đó. Ngoài ra, vấn đề ngăn cách giao thông, sức cầu kinh tế thấp trong khi nguồn cung có sẵn, như nông sản tràn trề, dẫn đến xuất khẩu gặp khó, khiến DN có hàng hóa cũng không thể có dòng tiền” - ông Hiếu nhấn mạnh.

Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị, DN phải nỗ lực biến “nguy” thành “cơ”, chuyển đổi hình thức làm việc, quản trị để duy trì sản xuất; nhanh chóng ứng dụng công nghệ số; cắt giảm chi phí không cần thiết; lên kế hoạch về chiến lược phát triển phù hợp với diễn biến của dịch bệnh. Đặc biệt, giai đoạn hiện nay, các chính sách hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương sẽ là “liều thuốc” cấp thiết đối với sức khỏe của DN. Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (Hanoisme) Mạc Quốc Anh - cho biết, ngoài chính sách miễn giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập DN, nhà nước cần tạo điều kiện cho DN tiếp cận tài chính để phục vụ kinh doanh; cho phép giãn nợ năm 2021-2022. Mặt khác, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đang khiến hoạt động giao thương hàng hóa bị ách tắc, vì vậy, các chính sách phải dài hơi hơn cũng như các chính sách về giãn, hoãn, tạo thị trường cần sớm thực hiện thì mới tạo sự liên kết mạnh mẽ hỗ trợ để DN sớm vực dậy.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn

Trước các thách thức bủa vây DN, Hà Nội đã và đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 68/NQ-CP với người lao động và DN. Đồng thời, triển khai các giải pháp duy trì, phục hồi sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh đại dịch, trong đó, chú trọng thúc đẩy phát triển mạnh các ngành có ưu thế, cơ hội phát triển như: Sản xuất nông nghiệp; sản xuất sản phẩm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; thúc đẩy phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ: thông tin, truyền thông; thương mại điện tử; thanh toán online… Đặc biệt, ngoài việc quyết liệt đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo hướng hỗ trợ người dân và DN tối đa, Hà Nội còn tập trung chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện tốt chương trình kết nối ngân hàng và DN; thực hiện các gói hỗ trợ cho vay sản xuất, kinh doanh.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại Hà Nội: Biến “nguy” thành “cơ”?

Doanh nghiệp Hà Nội đối diện với nhiều khó khăn, thách thức

Theo đại diện lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội, tính đến ngày 17/8/2021, thông qua các kênh rà soát, ngân hàng này đã liên hệ và rà soát tổng số 2.692 người sử dụng lao động. Trong đó, đã giải ngân với số tiền hơn 10 tỷ đồng cho người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho 2.279 lao động. Ngoài ra, ngân hàng này đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ cho người sử dụng lao động vay, dự kiến với số tiền 39,5 tỷ đồng để hỗ trợ cho 8.937 lao động. Về phía tổ chức tín dụng cũng đang nỗ lực tiến hành rà soát, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng vay vốn; thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản vay phù hợp quy định và xem xét cho khách hàng vay vốn để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh; đưa ra nhiều gói chương trình tín dụng ưu đãi, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận vốn.

Với những giải pháp và hành động cụ thể hỗ trợ DN, các chuyên gia kinh tế đánh giá, chính quyền Hà Nội đã chủ động và kịp thời khi có những quyết sách mang tính căn cơ dành cho DN trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng”. Tuy nhiên, để các chính sách thực sự là “bệ đỡ” cho DN trong lúc nan nguy, cơ quan nhà nước trên địa bàn Hà Nội cần tiếp tục tìm hiểu, “mổ xẻ” DN đang khó khăn ở đâu. Bởi thực tế, theo như ông Mạc Quốc Anh phân tích, các chính sách đã trúng và đúng, song DN đang còn gặp khó với việc tiếp cận. Đơn cử, như dù ngân hàng thực hiện việc giảm lãi suất, hoãn, giãn tiến độ nhưng cần đến sớm được với DN để có thể gỡ khó, có nguồn vốn để duy trì. Muốn thực hiện những vấn đề này, rất cần cầu nối của các tổ chức, hiệp hội để nêu lên tiếng nói, nhu cầu của DN.

Khó khăn với DN còn rất lớn, vì vậy, cộng đồng DN trên địa bàn Hà Nội tin tưởng rằng, với tinh thần vì DN và sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của hệ thống chính trị sẽ góp phần giúp DN ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, từng bước đưa nền kinh tế Thủ đô vượt qua thách thức.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Ngày 9/5, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Hà Nội với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Quảng Bình: Việc thực hiện chi trả tín chỉ cacbon còn nhiều trở ngại

Trong năm 2023, Quảng Bình được phân bổ 82,476 tỉ đồng. Tuy nhiên việc bán tín chỉ carbon hiện còn một số vướng mắc nhất định.
Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Phát huy mọi nguồn lực, sự chung tay góp sức của người dân, Mù Cang Chải đã phát triển mạnh mạng lưới giao thông, xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Quảng Ninh: Đón “đại bàng”, quyết tâm hút 3 tỷ USD vốn FDI

Để đạt mục tiêu đạt ít nhất 3 tỷ USD trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ngay từ những tháng đầu năm 2024, Quảng Ninh đã đề ra nhiều giải pháp.
Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Việc tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tại Đà Nẵng sẽ góp phần tạo động lực, giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Phú Yên dành hơn 32 ha để phát triển nhà ở xã hội

Năm 2024, Phú Yên dự kiến phát triển 6 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích khoảng 32,1 ha.
Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Thanh Hóa chuyển đổi đất rừng để thực hiện dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thực hiện dự án đường dây 220kV Trạm cắt Nậm Sum (Lào) – Nông Cống (đoạn qua tỉnh Thanh Hóa).
Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam và đề nghị kết nối thu hút đầu tư doanh nghiệp Canada.
Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Sóc Trăng: Phát triển du lịch bằng chiến lược giữ gìn bản sắc văn hóa

Tỉnh Sóc Trăng ban hành nhiều chính sách, đề án phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn liền với văn hóa lễ hội và du lịch sinh thái.
Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Quảng Nam: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện nếu không giải ngân hết nguồn vốn

Các chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về việc không giải ngân hết nguồn vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

Lào Cai: Tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm…
Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc chậm tiến độ kéo dài?

Được thành lập từ năm 2019 nhưng đến nay Cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (Thanh Hóa) đang chậm tiến độ kéo dài vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Đinh Đức Chính giữ chức vụ Chánh văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hữu Lũng Đinh Đức Chính được điều động, bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Đồng Nai: Nắng nóng, sản xuất công nghiệp phục hồi khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao

Tại Đồng Nai, nắng nóng kéo dài khiến lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh liên tục theo đà tăng.
Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định: 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2024

Nam Định đã đăng ký 11 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Bắc năm 2024.
Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.
Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương này sẽ thực hiện nhiều dự án trọng điểm.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.
Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 6/5, tỉnh Bắc Ninh đã công bố các quyết định về điều động, bổ nhiệm đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong.
Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Tại Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, người dân có thể "thả ga" mua sắm tại hàng chục gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP được bày bán.
Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

UBND TP. Hà Nội dự kiến tổ chức Triển lãm: Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động