Thứ ba 24/12/2024 19:21

Chính phủ chỉ đạo giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước

Mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được điều chỉnh theo hướng giảm 50%, áp dụng từ 1/7 đến hết năm nay.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái gửi bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Bộ Tài chính được yêu cầu "khẩn trương xây dựng" Nghị định giảm phí trước bạ cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước để kịp áp dụng từ 1/7.

Công văn nêu rõ, xét đề xuất của Bộ Tài chính về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng dự thảo nghị định của Chính phủ về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Phó Thủ tướng yêu cầu xây dựng dự thảo Nghị định như hai lần trước đây, theo hướng giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Thời gian áp dụng 6 tháng, kể từ ngày 1/7 đến hết năm nay, trình Chính phủ trước ngày 15/6/2023.

Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp thẩm định kịp thời dự thảo Nghị định trên ngay sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ của Bộ Tài chính, đảm bảo thời hạn trình Chính phủ như trên.

Bộ Tài chính ước tính việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng cuối năm nay có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 8.000 - 9.000 tỷ đồng.

Trước đó, trong năm 2022, để kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, Chính phủ đã hai lần giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Đó là trong 6 tháng cuối năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022.

Đối với lần này, dù có nhiều kiến nghị tiếp tục giảm lệ phí trước bạ, song Bộ Tài chính lại liên tục giữ quan điểm chưa giảm.

Nguyên nhân, theo Bộ Tài chính, việc giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, ngoài những kết quả tích cực thì cũng có các tồn tại, hạn chế như: tác động đến cân đối thu ngân sách nhà nước của các địa phương; tác động đến cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên (có khả năng chưa tuân thủ hoàn toàn quy định theo nguyên tắc Đối xử quốc gia trong khuôn khổ WTO và các hiệp định thương mại tự do FTA).

Ngoài ra, Bộ Tài chính cho biết, thời điểm năm 2020 và năm 2022, nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn của ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước là đứt gẫy chuỗi cung ứng dẫn đến gián đoạn nguồn cung. Trong khi nhu cầu mua xe của người dân vẫn nhiều, chưa chịu ảnh hưởng của yếu tố lạm phát.

Trong bối cảnh đó, việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đã khuyến khích các nhà sản xuất, phân phối ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nối lại chuỗi cung ứng, đáp ứng nhu cầu mua xe của người dân, khiến số lượng tiêu thụ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tăng lên mạnh, bù đắp được phần giảm thu lệ phí trước bạ.

Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, nhu cầu mua xe của người dân được đánh giá là thấp hơn nên việc tiếp tục thực hiện chính sách này dự báo khó có thể phát huy được tác dụng kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng như giai đoạn trước.

Do đó, việc tăng thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng sẽ không thể đạt được như giai đoạn trước để có nguồn bù đắp cho việc giảm lệ phí trước bạ.

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), toàn thị trường Việt Nam đã tiêu thụ tổng cộng 92.801 ô tô các loại sau 4 tháng đầu năm, giảm 30% so với cùng kỳ của năm 2022. Doanh số của nhóm ôtô lắp ráp trong nước đạt 50.017 xe, giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Sức bán của nhóm xe nhập khẩu tại thị trường Việt Nam cũng thấp hơn 16% so với 4 tháng đầu năm 2022 và chỉ đạt 42.784 khi tháng đầu quý II/2023.
Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân