Thứ sáu 16/05/2025 09:25

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/7/2023: Tại sao cuộc phản công của Ukraine trở thành “sân khấu” của trực thăng Ka-52?

Thông tin chiến sự Nga - Ukraine hôm nay ngày 5/7/2023, tại sao cuộc phản công của Ukraine trở thành “sân khấu” của trực thăng Ka - 52?

Những bãi mìn dày đặc và ưu thế trên không của phía Nga đã khiến Kiev gần như không thể phản công hoặc bất kỳ động thái tiến công nào đều phải trả giá bằng thiệt hại về khí tài và sinh mạng binh sĩ.

Một trong những đặc biệt là thế trận liên hoàn Nga đã giăng ra để tận dung tối đa ưu thế của không quân, đặc biệt là trực thăng tấn công khiến Ukraine dù biết, nhưng vẫn bó tay.

Khai thác tối đa hiệu quả khí tài của Ka-52

Chính vì sự hoạt động hiệu quả của không quân chiến thuật Nga tại tiền tuyến cuộc phản công lớn của Ukraine, mà đặc biệt là trực thăng tấn công Ka-52 đã khiến Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, Andriy Yermak cay đắng thừa nhận, chính sự hoạt động hiệu quả của không quân chiến thuật thuộc Lực lượng Không quân - vũ trụ Nga đã khiến các đợt phản công của Kiev không đạt được hiệu quả như mong muốn.

“Nga có rất nhiều lợi thế ở các bãi mìn dầy đặc và không quân… Tất cả những ai muốn xem những đợt phản công chớp nhoáng đều phải ghi nhớ sự hiện diện của Không quân Nga có thể đe dọa sinh mạng của binh sĩ Ukraine bất kỳ lúc nào”, ông Andriy Yermak thốt lên.

Trực thăng tấn công Ka-52

Đánh giá của ông Andriy Yermak hoàn toàn hợp lý khi căn cứ vào các hình ảnh video do các kíp lái máy bay trực thăng Nga ghi lại kết quả chiến đấu. Dù chiến thuật tác chiến của trực thăng Nga không được công bố, nhưng rõ ràng chúng thường phát hiện và bắn tên lửa chống tăng tiêu diệt các mục tiêu cơ giới của Ukraine ở khoảng cách lớn từ 8 tới 11km bằng tên lửa Vikhr hay Izdelia-305.

Căn cứ khoảng cự ly tác chiến, trực thăng Ka-52 cơ bản hoạt động sâu ở phía sau tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga, lợi dụng khả năng bay treo thấp bám địa hình đặc thù của máy bay trực thăng để nhận thông tin trinh sát từ mặt trận. Khi phát hiện ra mục tiêu, nó sẽ leo lên độ cao thích hợp khóa mục tiêu, phóng tên lửa tiêu diệt và sau đó thoát ly. Vòng này được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Để so sánh, trực thăng Ka-52 hay có thể là cả Mi-28N giống như một bệ phóng tên lửa chống tăng cơ động cao theo dọc hành lang tiền tuyến và săn lùng “nhưng con mồi” giá trị như xe tăng, xe thiết giáp phương Tây được Ukraine tung vào trận.

Phòng không Ukraine bất lực

Trước chiến thuật sử dụng trực thăng tấn công hiệu quả của Nga, Ukraine liệu có biết và tìm phương án đối phó? Câu trả lời là có, nhưng thế trận tiền tuyến với vùng xám rộng lớn từ 15-20km khiến cho Ukraine không thể triển khai trận địa phòng không để phục kích, đón lõng các máy bay trực thăng Nga. Ở giai đoạn đầu của cuộc xung đột, chính thế trận da báo giúp Ukraine có thể dễ dàng triển khai các đơn vị phòng không ra chiến trường để bắn hạ nhiều máy bay quân sự, trong đó có trực thăng tấn công của Nga.

Với hệ thống trinh sát và dẫn bắn tên lửa tầm xa, trực thăng Ka-52 có thể tấn công và bắn hạ thiết giáp Ukraine ở khoảng cách an toàn

Tuy nhiên, với thế trận vùng xám và tuyến phòng thủ được phân tuyến rõ ràng như hiện tại, để phục kích máy bay Nga, Ukraine cần đẩy các phương tiện phòng không ra sát tiền tuyến và phải đối mặt với nguy cơ rất lớn từ pháo binh, UAV tự sát của Nga. Minh chứng thực tế chính là sự việc tổ hợp IRIS-T do Đức viện trợ cho Ukraine bị phá hủy tại Kherson hay gần đây nhất là các phương tiện phòng không tự hành Avenger của Mỹ viện trợ đã bị UAV tự sát Lancet phá hủy.

Việc không đẩy được ô phòng không ra sát tiền tuyến, trong khi Ukraine là bên phản công khiến các phương tiện cơ giới trở thành “miếng mồi ngon” khi cùng lúc bị kẹt lại trong các bãi mìn, trên đầu thì trực thăng Nga luôn rình rập phóng tên lửa.

Tất nhiên, chiến thuật của Nga đang phù hợp với cách đánh thăm dò với các đơn vị cấp đại đội và tiểu đoàn hiện nay của Ukraine. Nếu Kiev bất ngờ tổ chức phản công với lực lượng lớn thì chiến thuật sử dụng trực thăng Ka-52 rình rập sẽ bớt hiệu quả, nhưng chắc chắn lực lượng tấn công sẽ bị tổn thất lớn trước ưu thế hỏa lực vượt trội của Nga.

Với tình hình chiến trường hiện tại, khả năng Ukraine tổ chức phản công lớn là hiện hữu, nhưng có quá nhiều biến số để Kiev có dám tung tất cả những gì mình đang có vào trận. Ở bên kia chiến tuyến, hàng vạn binh sĩ dự bị chiến lược của Nga vẫn nằm yên chờ đợi để biến cuộc phản công của Ukraine trở thành thảm họa.

Kim Ngân (tổng hợp)
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/5: Nga đánh gục lính Ukraine ở Kharkov

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 15/5: Nga dội 'bão lửa' vào Ukraine

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 15/5: Đặc nhiệm NATO tử nạn ở Sumy

FTA Index: 'Thước đo' mới trong quyết định đầu tư

Ukraine giới thiệu pháo phản lực 'Tornado-G' nội địa

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 14/5: Nga bắt giữ quân Ukraine

Thụy Điển siết chặt giám sát hàng hoá nhập khẩu, Thương vụ cảnh báo doanh nghiệp

Hiệp định IFD: Thu hẹp khoảng cách phát triển trong APEC

APEC bàn về trí tuệ nhân tạo và hội nhập tại Jeju

Giải mã chênh lệch chỉ số FTA Index giữa các tỉnh, thành

Nền tảng quan trọng cho Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC

Doanh nghiệp Việt Nam tới tấp đơn hàng thực phẩm tại Ả Rập

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/5: Nga bắt giữ lính Ukraine ở Donetsk

FTA Index: ‘Tấm bản đồ’ chiến lược cho doanh nghiệp Việt

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành thủy sản

Nâng cao năng lực thực thi FTA, để ‘nâng hạng’ FTA Index

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 13/5: Nga thiêu rụi pháo Himars Ukraine

Israel trang bị 'giáp lồng' trên xe tăng chủ lực Merkava

Thị trường tài chính khởi sắc sau thỏa thuận Hoa Kỳ - Trung Quốc

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 13/5: 100 UAV Nga oanh tạc Ukraine