Thứ ba 24/12/2024 07:08

Chiến dịch Tây Nguyên trong ký ức người cựu chiến binh

Chiến dịch Tây Nguyên được xem là đòn chiến lược then chốt mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

Thắng lợi của chiến dịch đã mở ra thời cơ trực tiếp để quân và dân ta tiến lên thực hiện quyết tâm giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

Hồi tưởng về những ngày kháng chiến, Đại tá Lê Văn Lan - nguyên Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 320 - không khỏi bồi hồi xúc động. 46 năm về trước, ông Lan là chiến sĩ Đại đội 3 (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320) tham gia truy kích địch trên đường 7 (nay là quốc lộ 25). Ông Lan nhớ lại: Đêm 16/3/1975, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên ra lệnh cho Sư đoàn 320 tham gia truy kích, ngăn chặn, bao vây, tiêu diệt Quân đoàn 2, Quân khu 2 ngụy rút chạy khỏi Pleiku theo đường 7 tại Cheo Reo (nay là thị xã Ayun Pa). Nhận được lệnh, Trung đoàn 48 lập tức cơ động, chuẩn bị phương án tiến công thị xã Cheo Reo.

Đại tá Lê Văn Lan (bên trái) và đồng đội đã cùng kề vai sát cánh trong chiến dịch Tây Nguyên

Từ Đắk Lắk, Trung đoàn 48 được lệnh bằng mọi cách phải hành quân chiếm lĩnh trận địa trong thời gian ngắn nhất. Ôtô không có, biện pháp duy nhất lúc này là cắt rừng chạy bộ. Suốt một ngày đêm ròng rã, rạng ngày 17/3/1975, đại đội của ông đã vào chiếm lĩnh trận địa. Một ngày sau đó, biết quân ta đã tiếp cận đường 7 và đang chốt chặn, chúng tăng cường độ rút chạy, đồng thời tổ chức lại lực lượng để chống trả. Một trong những vị trí ác liệt nhất là điểm chốt đèo Tô Na, nếu không giải tỏa được chốt là tắc đường chạy, địch dùng xe tăng, thiết giáp và bộ binh chia làm nhiều mũi tấn công ác liệt, đồng thời gọi máy bay ném bom vào phía sau đội hình quân ta.

Quê hương giải phóng, đất nước Nam - Bắc quy về một mối, trong những câu chuyện của Đại tá Lan và đồng đội không thể thiếu ký ức chiến dịch Tây Nguyên và hình bóng những đồng đội đã ngã xuống vì đất nước.

Quyết không để địch chạy thoát, các chiến sĩ ta vẫn kiên cường bám chốt, bẻ gãy tất cả các đợt xung phong của địch khiến đội hình của chúng phải nghẽn lại. Trong lúc này, tại thị xã Cheo Reo, nơi đội hình địch đang dồn ứ trong các căn cứ, cuộc chiến đấu cũng diễn ra rất quyết liệt. Hiểu rằng đã đến bước đường cùng, địch dựa vào công sự, vật cản ra sức chống cự. Tuy nhiên, sự kháng cự tuyệt vọng của chúng không ngăn được sức tiến công vũ bão của ta.

Nửa đêm 18/3/1975, hầu hết các mục tiêu trong tiểu khu Cheo Reo đều bị tiêu diệt. Ta hoàn toàn làm chủ thị xã. Đến đây, quân địch thực sự rơi vào thế vỡ trận. Xe tăng, thiết giáp hàng ba, hàng tư chen lấn nhau, mạnh ai nấy vượt. Cầu Ơi Nu không chịu nổi sức nặng của những khối thép chen chúc đã đổ sụp. "Lúc đó, đơn vị chúng tôi đang làm đường ở quận Thuần Mẫn (nay thuộc huyện Ea Hleo, tỉnh Đăk Lăk) phải hành quân thần tốc để đến được thị xã Hậu Bổn (tỉnh Phú Bổn dưới chế độ cũ, nay là thị xã Ayun Pa). Băng rừng, cơ động trong đêm tối, đường đi hiểm trở nhưng với quyết tâm cao chạy đua với xe cơ giới của địch, nhiều chiến sĩ bàn chân bỏng rộp bật máu nhưng vẫn nén đau tiến về phía trước" - Đại tá Lê Văn Lan kể lại.

Đại tá Lê Văn Lan cho biết, với những trận đánh liên tiếp, táo bạo và tốc chiến, đến đêm 19/3/1975, Sư đoàn 320 đã cơ bản tiêu diệt quân địch tháo chạy ở Tây Nguyên, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn tên địch, trong đó diệt 775 tên, bắt sống 5.590 tên, gọi hàng và ra trình diện 7.225 tên, phóng thích hàng vạn tên địch…

Sau 8 ngày bị ta truy kích, toàn bộ tập đoàn quân tháo chạy của địch trên đường 7 chỉ còn khoảng 5.000 tên chạy về tới Tuy Hòa. Chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng. Thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam đã bắt đầu.

"Những chiến tích này được lưu trong lịch sử Sư đoàn 320. Mỗi khi nhớ lại, tôi đều thấy tự hào vì mình được tham gia trận chiến cuối cùng, đánh đuổi địch rút khỏi tỉnh Gia Lai" - Đại tá Lê Văn Lan xúc động.

Chứng kiến sự "thay da, đổi thịt" của đất nước, Đại tá Lê Văn Lan đặt kỳ vọng vào thế hệ trẻ của Việt Nam sẽ thay cha ông xây dựng đất nước. "Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi người sẽ có vai trò, trách nhiệm khác nhau với dân tộc. Thế hệ trẻ ngày nay được học hành đến nơi đến chốn, được tiếp xúc với công nghệ thông tin để mở mang tri thức. Vì thế, dẫu sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng tôi luôn mong mỏi người trẻ vẫn mạnh mẽ, vững vàng và sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc cần" - Đại tá Lê Văn Lan chia se

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: Tây Nguyên

Tin cùng chuyên mục

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Chiếu phim 'Đào, Phở và Piano' dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa'

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Vẫn nhớ 'Đây A Nốp' trong phim 'Trên từng cây số'

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới