Thứ sáu 22/11/2024 03:25

Chi tiết 4 bước cài đặt sinh trắc học giúp an toàn khi giao dịch ngân hàng

Từ ngày 1/7, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.

Theo đó, từ ngày 1/7, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay.

Thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học (có thể dùng căn cước công dân gắn chip, tài khoản VneID hoặc dữ liệu sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng).

Quy định này nhằm tăng cường bảo mật cho tài khoản ngân hàng, đồng thời ngăn chặn các hành vi gian lận tài chính.

Đến thời điểm hiện tại, nhiều ngân hàng Vietcombank, ViettinBank, BIDV, TPBank, Eximbank, VPBank, Techcombank... đều đã gửi thông báo cho khách hàng yêu cầu đăng ký sinh trắc học để chuẩn bị áp dụng quy định mới trong giao dịch gửi tiền.

Để cài đặt sinh trắc học, người dân cần chuẩn bị thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip và truy cập tính năng "Cài đặt sinh trắc học" trên ứng dụng của ngân hàng phiên bản mới nhất để thực hiện cài đặt theo các bước hướng dẫn.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn mở ứng dụng ngân hàng đang sử dụng trên điện thoại của mình và đăng nhập tài khoản.

Thông thường, thông báo Cập nhật sinh trắc học ngân hàng sẽ được tích hợp ở ngay trung tâm của ứng dụng giúp người dùng có thể dễ dàng quan sát thấy khi vừa đăng nhập. Bạn hãy nhấn vào thông báo này.

Bước 2: Đưa 2 mặt thẻ căn cước công dân gắn chip để chụp xác minh.

Bước 3: Đọc thông tin trên căn cước công dân theo hướng dẫn (Bạn đưa mặt sau của thẻ căn cước công dân gắn chip áp vào thân máy và giữ yên từ 5 đến 10 giây để ứng dụng đọc dữ liệu và xác nhận thông tin qua NFC).

Bước 4: Chụp ảnh khuôn mặt để hoàn tất cài đặt.

Nếu chưa kích hoạt tính năng NFC, bạn có thể truy cập vào mục Cài đặt trên điện thoại > Chọn Kết nối > Bật mục NFC và thanh toán không tiếp xúc.

Một số lỗi thường gặp khiến bạn không thể cập nhật sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn không thể cập nhật sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Điện thoại không tích hợp NFC

Một số dòng smartphone thế hệ cũ thường không được hỗ trợ tính năng NFC nên không thể đọc được dữ liệu căn cước công dân gắn chip. Bạn có thể mượn các dòng điện thoại có hỗ trợ NFC của người thân để thực hiện việc cập nhật sinh trắc học hoặc trực tiếp ra ngân hàng để được nhân viên hướng dẫn.

Đặt thẻ căn cước công dân gắn chip không đúng vị trí

Phần lớn các dòng điện thoại hiện nay đều tích hợp NFC ở mặt lưng và gần khu vực camera hoặc logo của hãng. Tuy nhiên, cũng có những dòng điện thoại tích hợp NFC ở vị trí khác. Do đó, nếu ứng dụng báo không khớp thì bạn có thể thử di chuyển thẻ căn cước công dân gắn chip sang vị trí khác nhé.

Thẻ căn cước công dân gắn chip không nằm cố định

Hãy đặt thẻ căn cước công dân gắn chip của bạn lên mặt phẳng để việc quét NFC diễn ra thuận tiện, nhanh chóng. Lưu ý, không nên cầm thẻ và điện thoại trên tay để quét, bởi điều này có thể khiến việc đọc thông tin không thực hiện được.

Chưa tháo ốp lưng điện thoại

Sử dụng ốp lưng cho điện thoại có thể làm giảm khả năng nhận diện chip của điện thoại. Do đó, khi quét NFC thì bạn hãy tháo ốp lưng ra ngay nhé.

Đặt thẻ căn cước công dân gắn chip không đúng chiều

Nếu đặt thẻ căn cước công dân gắn chip không đúng chiều sẽ không thể quét NFC trên điện thoại được. Do đó, khi quét NFC bạn cần đặt mặt sau của thẻ (chứa con chip) hướng về mặt lưng điện thoại.

Minh Quang
Bài viết cùng chủ đề: Ví điện tử

Tin cùng chuyên mục

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

HDBank đạt bộ ba giải thưởng tại cuộc bình chọn 'Doanh nghiệp niêm yết 2024'

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID

Nguồn vốn tín dụng chính sách mở rộng cơ hội việc làm cho người dân

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu