Thứ ba 24/12/2024 03:25

Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"

Báo cáo Chỉ số PCI 2022 bên cạnh những cái tên quen thuộc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc,… đã xuất hiện thêm những “nhân tố mới”.

Top 3 gọi tên: Quảng Ninh, Bắc Giang, TP. Hải phòng

Báo cáo Chỉ số PCI năm 2022 được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố vào sáng 11/4 cho thấy, Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng với 72,95 điểm trên thang điểm 100.

Như vậy, từ năm 2017 đến nay, Quảng Ninh xuất sắc giành vị trí dẫn đầu về chất lượng điều hành kinh tế, với nhiều sáng kiến thu hút đầu tư, cải cách hành chính. Quảng Ninh cũng là một trong những tỉnh mạnh dạn trong huy động nguồn lực đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư”.

Top 30 PCI năm 2022, Quảng Ninh, Bắc Giang, TP. Hải Phòng nằm trong Top 3

Để có được kết quả trên, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã vận hành thành công Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư với nhiệm vụ kêu gọi, hỗ trợ, tư vấn, tạo điều kiện thuận lợi nhất và giải quyết nhanh nhất thủ tục đầu tư cho doanh nghiệp.

Vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng chỉ số PCI 2022 là tỉnh Bắc Giang với điểm số ấn tượng 72,80. Kết quả này thể hiện bước tiến mạnh mẽ của Bắc Giang khi tỉnh cải thiện 29 bậc so với PCI 2021. Cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đánh giá rất tích cực chủ trương nhất quán “đồng hành cùng doanh nghiệp” của chính quyền tỉnh.

Theo ông Đậu Anh Tuấn – Bắc Giang cũng là tỉnh hiếm hoi trong cả nước tổ chức các cuộc thi để các viên chức trong tỉnh “hiến kế” cải thiện môi trường kinh doanh. Cùng với đó, những năm gần đây, Bắc Giang tăng cường tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp qua nhiều kênh giao tiếp, nhằm lắng nghe ý kiến đề xuất, kịp thời giải quyết tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Tỉnh Bắc Giang cũng chú trọng nâng cao nhận thức của toàn bộ hệ thống chính quyền về công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, chẳng hạn với việc tổ chức liên tục tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong năm 2021-2022”.

Vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng chỉ số PCI 2022 thuộc về Thành phố Hải Phòng với điểm số 70,76. Doanh nghiệp tại Hải Phòng đánh giá cao những hoạt động xúc tiến thương mại – đầu tư, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác quốc tế trong năm qua. Theo kết quả PCI 2022, 89% doanh nghiệp tại Hải Phòng đánh giá “UBND tỉnh năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh” và 92% doanh nghiệp cho biết “các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp tại tỉnh.” Đây là những chỉ tiêu Hải Phòng thuộc nhóm tốt nhất cả nước.

Bước sang năm 2023, Hải Phòng bắt đầu triển khai mô hình “kết nối thủ tục cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện”. Mô hình này được kỳ vọng sẽ tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư khi thực hiện các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh.

Vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng PCI 2022 là tỉnh Bắc Giang với điểm số ấn tượng 72,80

Xuất hiện những “nhân tố mới”

Bên cạnh những địa phương luôn góp mặt trong Top đầu PCI, năm 2022 cũng có sự cải thiện thứ bậc của những “nhân tố mới”. Điển hình như tỉnh Đăk Nông, từ vị trí trên 60 trong bảng xếp hạng PCI những năm trước thì đã vươn lên vị trí số 52 vào năm 2021 và năm nay vươn lên vị trí số 38. Đây được đánh giá là một bước tiến vượt bậc của một tỉnh còn nhiều khó khăn.

Để có được kết quả trên, chia sẻ với phóng viên bên lề lễ công bố, ông Ngô Thanh Danh – Bí Thư tỉnh ủy Đăk Nông cho biết: Đó là kết quả của sự nỗ lực, với quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng bộ, chỉ đạo điều hành quyết liệt, sát sao của chính quyền, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Cũng theo ông Ngô Thanh Danh, xác định cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh là một trong những giải pháp trọng yếu để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 23-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021 – 2025. Cùng với chỉ đạo của Tỉnh ủy, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, hàng năm UBND tỉnh đã cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, huyện, thành phố. Tỉnh cũng tập trung đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào giải quyết thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển của tỉnh.

“Nhằm mục tiêu phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, góp phần xây dựng tỉnh phát triển, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đắk Nông luôn xác định cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một nhiệm vụ trọng tâm, liên tục, lâu dài, cần tư duy sáng tạo, đổi mới. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải thay đổi nhận thức và có quyết tâm chính trị cao nhất trong chỉ đạo, điều hành tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình” – ông Ngô Thanh Danh thông tin thêm.

3 tỉnh đứng đầu chỉ số PCI là Trà Vinh, Lạng Sơn, và Bắc Ninh

Điểm mới trong PCI năm 2022 là lần đầu tiên VCCI và USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ) cùng các đối tác tư nhân giới thiệu và công bố chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI). Đây là bộ chri số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác. Kết quả năm đầu tiên cho thấy, 3 tỉnh đứng đầu chỉ số PGI là Trà Vinh, Lạng Sơn, và Bắc Ninh.

Theo bà Aler Grubbus – Giám đốc Quốc gia USAID Việt Nam: Gần 20 năm qua, Chỉ số PCI của VCCI đã góp phần thúc đẩy đối thoại, thảo luận và các hành động hiệu quả về các vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh. Chỉ số Xanh cấp tỉnh mới được xây dựng dựa trên nền tảng thành công của PCI, và việc này là dấu hiệu cho thấy khu vực tư nhân ngày càng nhận thức rõ ràng các vấn đề về môi trường cũng quan trọng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: cải thiện môi trường đầu tư

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người