Thứ năm 28/11/2024 16:59

Chặng nước rút Bầu cử Mỹ: Thế 'cân não' giữa ông Trump và bà Harris tại các bang chiến địa

Cuộc đua Bầu cử Mỹ năm 2024 đang bước vào giai đoạn nước rút, cả ông Trump và bà Harris đều đang nỗ lực chinh phục lòng tin của cử tri tại các bang chiến địa.

Chặng đua bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 đang bước vào giai đoạn nước rút, nơi mọi sự chú ý dồn về hai nhân vật chính: Cựu Tổng thống /chu-de/donald-trump.topic và đương kim Phó Tổng thống Kamala Harris. Cuộc đua tranh giành lá phiếu tại các bang chiến địa hiện nay được xem là một trong những trận chiến khốc liệt và khó đoán định nhất trong lịch sử chính trị hiện đại nước Mỹ, với kết quả dự báo sẽ cực kỳ sít sao. Cả hai ứng cử viên đều đang dốc toàn bộ sức lực, nỗ lực từng ngày để chinh phục lòng tin của cử tri, đặc biệt ở những khu vực có thể quyết định tương lai của nước Mỹ.

Kết quả thăm dò cử tri Mỹ vẫn sít sao

Sau khi bà Kamala Harris chính thức trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ, bà nhận được sự ủng hộ lớn từ những người đồng hành trong đảng. Tâm lý phấn khích lan tỏa trong nội bộ đảng Dân chủ giúp bà Harris có chút lợi thế, song cựu Tổng thống Donald Trump, với sức mạnh của một cựu lãnh đạo từng ngồi trên đỉnh quyền lực, cũng nhanh chóng bắt kịp trong các cuộc thăm dò dư luận.

Các kết quả thăm dò cho đến thời điểm này cho thấy, kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay đang ngày càng sít sao hơn. Kết quả của hàng chục cuộc thăm dò trên cả nước mới đây cho thấy bà Kamala Harris đang dẫn trước ông Donald Trump chưa đến 2 điểm phần trăm (1,7%). Như vậy, dù có ưu thế nhưng những hiệu ứng tích cực mà chiến dịch tranh cử của bà Harris có được kể từ sau cuộc tranh luận vào tháng 9 đã dần mờ đi và xu hướng này có vẻ còn tiếp diễn.

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris vận động tranh cử ở bang chiến địa Georgia. Ảnh: Reuters

Theo khảo sát gần đây của Reuters/Ipsos, Phó Tổng thống Harris hiện dẫn trước ông Trump 3 điểm phần trăm, với tỷ lệ ủng hộ là 46%, so với 43% của đối thủ. Tuy nhiên, khoảng cách nhỏ này không thay đổi so với tuần trước, khi các cuộc thăm dò trước đó cho thấy bà Harris đạt 45% so với 42% của ông Trump.

Các cuộc thăm dò cũng nhấn mạnh rằng cử tri Mỹ đang đặc biệt quan tâm đến ba vấn đề lớn: nhập cư, kinh tế, và mối đe dọa đối với nền dân chủ. Trong hai lĩnh vực kinh tế và nhập cư, ông Trump vượt trội so với bà Harris, khi lần lượt đạt 48% và 46% ủng hộ, so với 35% và 38% của Phó Tổng thống. Tuy nhiên, bà Harris lại chiếm ưu thế rõ rệt về vấn đề bảo vệ nền dân chủ, chăm sóc sức khỏe và quyền phá thai - những vấn đề trọng yếu đối với cử tri Dân chủ, với tỷ lệ ủng hộ 42%, so với 35% của ông Trump.

Mặc dù các con số có sự dao động nhỏ giữa các cuộc thăm dò khác nhau, điều rõ ràng là cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, với hai ứng cử viên bám đuổi quyết liệt và mỗi người lại có những thế mạnh riêng trong từng lĩnh vực mà cử tri quan tâm.

Tỷ lệ bỏ phiếu sớm chạm mốc kỷ lục

Mặc dù còn 2 tuần nữa cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mới chính thức diễn ra, song tính đến nay, gần 19 triệu cử tri Mỹ đã tham gia bỏ phiếu sớm. Sự quan tâm của cử tri tới chiến lược của tân Tổng thống chính là áp lực hiện hữu với cả hai ứng viên, trong bối cảnh bà Kamala Harris đang dẫn trước ở các cuộc thăm dò, nhưng ông Donald Trump mới là người gây ấn tượng hơn các bang chiến địa.

Theo thống kê của Đại học Florida, đã có hơn 62,6 triệu cử tri đăng ký bỏ phiếu sớm, bao gồm bỏ phiếu trực tiếp và bỏ phiếu qua thư, một con số vượt xa so với cuộc bầu cử năm 2020. Đặc biệt, số lượng cử tri Đảng Cộng hòa tham gia bỏ phiếu sớm năm nay tăng mạnh, một phần nhờ lời kêu gọi trực tiếp từ cựu Tổng thống Trump.

Cử tri Mỹ bỏ phiếu sớm tại Daytona Beach, bang Florida ngày 21/10. Ảnh: AFP

"Dù việc bỏ phiếu sớm không có nhiều tác động đến cuộc đua vào Nhà Trắng nhưng là cơ sở để các ứng viên có thể theo dõi những người đã bỏ phiếu. Từ đó, các ứng cử viên có thể tập trung vận động nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định. Điều này giúp hai ứng viên nâng cao tiềm năng chiến thắng trong một một cuộc đua sít sao mà kết quả cuối cùng có thể được định đoạt chỉ với vài lá phiếu", ông Julian Zelizer - Giáo sư lịch sử và quan hệ công chúng tại Đại học Princeton nhận định.

Điều này đánh dấu một sự thay đổi lớn trong chiến lược của Đảng Cộng hòa. Trong cuộc bầu cử năm 2020, ông Trump đã chỉ trích hình thức bỏ phiếu qua thư, cho rằng nó dễ dẫn đến gian lận. Tuy nhiên, đến năm nay, ông Trump không những thay đổi quan điểm mà còn tự mình bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử sơ bộ tại bang Florida hồi tháng 8. Điều này giúp tạo động lực mạnh mẽ cho các cử tri Đảng Cộng hòa, khi Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa, với sự tham gia của bà Lara Trump, con dâu của cựu Tổng thống, đã tích cực thúc đẩy các chương trình khuyến khích bỏ phiếu sớm.

Bên phía Đảng Dân chủ, từ lâu họ đã xem việc bỏ phiếu sớm là một chiến lược quan trọng, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào ngày bầu cử chính thức. Bỏ phiếu sớm giúp chiến dịch tranh cử của họ tập trung hơn vào những cử tri chưa bỏ phiếu, đồng thời tránh những rủi ro từ lịch trình cá nhân, thời tiết hay các yếu tố khác có thể khiến cử tri không thể đến điểm bỏ phiếu vào ngày bầu cử.

Mặc dù sự dẫn trước của bà Harris trong nhóm cử tri bỏ phiếu sớm là đáng chú ý, nhưng điều đó chưa thể khẳng định kết quả cuối cùng, khi cả hai ứng cử viên vẫn còn rất nhiều thách thức trong việc chinh phục những cử tri dao động.

“Bất ngờ tháng 10” và sự thay đổi chiến lược

Cụm từ “bất ngờ tháng 10” từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong từ điển chính trị Mỹ. Nó ám chỉ những sự kiện đột ngột, có thể làm thay đổi cục diện cuộc bầu cử chỉ trong vài ngày trước khi diễn ra bầu cử chính thức. Điều này có thể đến từ các sự kiện quốc tế, bê bối chính trị hoặc các thảm họa trong nước.

Năm nay, “bất ngờ tháng 10” không đến với mức độ đột ngột như các cuộc bầu cử trước, nhưng những diễn biến trong nước và quốc tế vẫn đang khiến cả hai ứng cử viên phải điều chỉnh chiến lược vận động. Tại các bang chiến địa – nơi chỉ vài chục nghìn phiếu có thể quyết định kết cục – sự cẩn trọng và khéo léo trong từng bước đi là điều cần thiết.

Gần đây, nước Mỹ đã hứng chịu 2 siêu bão Helene và Milton. Không chỉ gây ra thiệt hại to lớn cho người dân, cơn bão còn thay đổi lịch trình vận động tranh cử của các ứng viên. Các ứng viên cũng phải điều chỉnh chiến thuật để thích ứng với tình hình. Trong khi ông Trump chỉ trích chính quyền đương nhiệm không đối phó hiệu quả với các tình huống khẩn cấp, bà Harris lại cho rằng đây vừa thử thách, vừa là dịp cho thấy khả năng đối mặt với khủng hoảng.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: The New York Times

Nguy cơ chiến tranh bùng nổ ở nước ngoài cũng là điều đáng lưu tâm. Hiện có những lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông. Israel được Mỹ hậu thuẫn - đang đối đầu với các lực lượng trong trục kháng chiến của Iran gồm Hamas ở Dải Gaza, Hezbollah ở Lebanon và Houthi ở Yemen. Bên cạnh đó là nguy cơ chiến tranh toàn diện giữa Iran và Israel. Chưa thể khẳng định xung đột đang leo thang ở Trung Đông sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc bầu cử ở Mỹ, nhưng các chuyên gia cho rằng vấn đề này có thể gây nên sự chia rẽ âm ỉ trong đảng Dân chủ và trên chính trường Mỹ.

Không chỉ vậy, khả năng ứng phó với những thách thức nội địa như chi phí sinh hoạt, bất bình đẳng thu nhập, và các vấn đề nhập cư cũng là yếu tố quyết định giúp ứng viên chinh phục cử tri. Cả bà Harris và ông Trump đều cần thể hiện rõ tầm nhìn và giải pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề này nếu muốn chiến thắng.

Cuộc đua khốc liệt ở các bang chiến địa

Cuộc chiến tại các bang chiến địa như Pennsylvania, Georgia và Michigan đang trở nên đặc biệt gay gắt, khi cả hai ứng cử viên dồn mọi nguồn lực để vận động từng lá phiếu. Đây là những bang có vai trò then chốt trong việc quyết định kết quả chung cuộc của bầu cử, bởi số phiếu đại cử tri của các bang này có thể làm lệch cán cân giữa chiến thắng và thất bại.

Các cử tri theo dõi cuộc tranh luận giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris tại Bảo tàng Nghệ thuật Berkeley. Ảnh: AP

Các cuộc thăm dò tại 7 bang tranh chấp cũng cho thấy cả hai ứng cử viên đang chạy đua sát nút. Ông Trump đang có ưu thế tại các bang Arizona, North Carolina và Georgia, trong khi bà Harris nhỉnh hơn ở các bang Pennsyvalnia, Wisconsin, Michigan và Nevada.

Giới quan sát nhận định, bà Harris sẽ giành chiến thắng nếu như có được lá phiếu đa số tại Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Ở chiều ngược lại, chiến thắng ở 3 bang miền Đông là Pennsylvania, North Carolina và Georgia có nhiều khả năng sẽ mang lại cho ông Trump nhiệm kỳ thứ hai ở Nhà Trắng.

Với cục diện hiện tại, cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 đang chứng kiến sự phân hóa rõ rệt giữa hai phe cử tri. Thời gian còn lại không nhiều, nhưng chính những ngày cuối cùng này sẽ quyết định ai là người bước chân vào Nhà Trắng, trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ.

Huyền Trang (theo The New York Times)
Bài viết cùng chủ đề: Kamala Harris

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/11: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Kiev dội ATACMS vào sân bay Nga

Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga ra cảnh báo trừng phạt, Ukraine chuẩn bị phản công

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/11: Nga dội hỏa lực dữ dội vào Zaporizhia; Ukraine phá hủy 7 xe lội nước của Nga

Chiến sự Trung Đông: Israel và Hezbollah chính thức đạt thỏa thuận ngừng bắn

Sắp diễn ra tọa đàm 'Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?'

Chiến sự Nga-Ukraine 27/11/2024: Giải pháp ngoại giao ở Ukraine vẫn còn rất xa; Tướng Ukraine nói về cuộc phản công mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/11: Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine ở Kursk; UAV Ukraine tấn công kho dầu Nga ở Kaluga

Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm

Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga nói phương Tây 'vi phạm lằn ranh đỏ', Israel nhận 'tối hậu thư'?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/11: Nga tấn công thần tốc vào Kurakhove; Ukraine bất ngờ thất thủ ở Oskol

Nga tấn công Ukraine bằng UAV với quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: Nga sẵn sàng tấn công tên lửa các căn cứ Mỹ và phương Tây?

Cựu Tổng thống Nga: Bắn hạ tên lửa Oreshnik là điều không thể với châu Âu

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/11: UAV Nga ‘vây đặc trời’, thủ đô Kiev rực lửa; ‘kịch chiến’ tại Pokrovsk và Kurakhove

UAV Nga 'rợp trời', một loạt thành phố của Ukraine rung chuyển dữ dội

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

Chiến sự Nga-Ukraine 26/11/2024: NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine không hiệu quả; Kiev có thể sử dụng ATACMS tự vệ

Tỷ giá USD tăng mạnh, thị trường chứng khoán 'chao đảo' sau dự kiến điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik