Thứ bảy 16/11/2024 18:17

Cây thuốc lá khắc tinh của ung thư, trị tiểu đường và viêm khớp

Hút thuốc lá hiển nhiên có hại cho sức khỏe. Nhưng cây thuốc lá không hẳn cũng là có hại nếu bạn biết cách dùng.    

4.000 năm lịch sử của cây thuốc lá

Cây thuốc lá hoang dại đã có mặt trên trái đất trùng với văn minh của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức của việc sản xuất thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12/10/1492 do chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus, ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos.

Năm 1561, Jean Nicot, đại sứ Pháp ở Lisbone, đã giới thiệu bột thuốc lá với bà hoàng Catherine de Medici, người bị chứng đau nửa đầu. Bột thuốc lá khiến bà hắt hơi, cơn đau dịu đi. Điều đó làm giới quý tộc Pháp ngạc nhiên, nhưng lại khởi đầu cho việc dùng thuốc lá như một cách sống hợp thời trang trong giới qúi tộc. Để tỏ lòng ngưỡng mộ Nicot, thuốc lá còn được gọi là Nicotine.

Các nhà khoa học đã chứng minh răng, cây thuốc lá có nhiều lợi ích tiềm tàng

Tuy nhiên, sang thế kỷ XVII, thuốc lá đã gây ra tranh cãi ở châu Âu và phân chia quan điểm xã hội, nhưng chính phủ không thể ngăn cấm vì những khoản tiền khổng lồ thu được từ thuế thuốc lá cho ngân sách quốc gia. Và từ đó cho đến nay, cây thuốc lá đã phổ biến toàn thế giới và người ta vẫn sử dụng nó như một cách giải trí không thể bỏ qua. Bởi vậy mà, thuốc lá có nhiều cơ hội gây ra rất nhiều căn bệnh như: ung thư phổi, vòm họng, các bệnh về tim mạch và hô hấp…

Theo một thống kê gần đây, 50% người nghiện thuốc lá chết ở lứa tuổi trung niên. Nhưng gạt ra ngoài những cảm nhận thú vị khi nhâm nhi một điếu thuốc và độc hại mà nó mang đến, các nhà khoa học trên thế giới đã dành nhiều năm nghiên cứu về lợi ích của cây thuốc lá và phát hiện nó còn tiềm tàng khả năng chữa bệnh vô cùng quý giá. Điều này có vẻ đi ngược lại với những cảnh báo sức khỏe lâu nay chúng ta vẫn được nghe, nhưng lại là sự thật.

Cây thuốc lá: Trị tiểu đường và viêm khớp

Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Italia cho biết, cây thuốc lá có thể được dùng làm phương thuốc điều trị căn bệnh tiểu đường và viêm khớp. Trong lá của loại cây này chứa số lượng lớn interleukin-10. Đây là loại chất có tác dụng chống viêm và miễn dịch. Bệnh nhân có thể dùng trực tiếp loại lá này để điều trị bệnh mà không cần qua tinh chế hay chiết xuất.

Nhóm các nhà khoa học Italia đã làm thí nghiệm với các chú chuột. Họ cho những chú chuột bị bệnh viêm khớp ăn lá cây thuốc lá và thấy rằng sức khỏe của chúng dần được cải thiện.

Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để tìm cách chữa trị viên khớp và tiểu đường bằng cách cho bệnh nhân dùng kết hợp loại lá này với các thuốc bổ trợ khác.

Cây thuốc lá: khắc tinh của ung thư

Các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại học Y khoa Jefferson đã thành công trong việc dùng cây thuốc lá để sản xuất những kháng thể đơn dòng, có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này cho phép tạo ra những kháng thể tiêu diệt khối u với chi phí thấp nhất và có thể được áp dụng ở người trong tương lai.

Kháng thể là những protein, gamma-globulin được sản xuất bởi hệ miễn dịch. Chúng có đặc tính là nhận dạng và đặc biệt kết nối với kháng nguyên (một cấu trúc hóa học bổ sung). Các tế bào khối u chứa những kháng nguyên trên bề mặt nên từ cây thuốc lá có thể sản xuất những kháng thể đặc thù chống lại những kháng nguyên này. Nhưng cho tới nay cách này rất tốn thời gian và đắt tiền. Do đó giải pháp sử dụng cây thuốc lá chữa ung thư rất quý giá.

Hiện tại các nhà khoa học đã dùng cây thuốc lá để sản xuất những kháng thể tiêu diệt tế bào ung thư ruột già ở người. Để kiểm tra tính hiệu quả của những kháng thể này, họ đã cấy những khối u ở những con chuột, sau đó tiêm kháng thể globulin cho chúng.

Các kết quả đầu tiên cho thấy sự phát triển của khối u đã bị ức chế tương tự như cách của những kháng thể được sản xuất bởi loài chuột. Giai đoạn tiếp theo sẽ là thử nghiệm ở người để đưa ra kết luận chính thức cho việc sản xuất thuốc.

Chống bệnh dại bằng cây thuốc lá biến đổi gene

Các nhà khoa học Anh và Mỹ đã bổ sung thành công ADN mã hoá kháng thể chống bệnh dại ở người vào cây thuốc lá. Thử nghiệm cho thấy kháng thể từ thực vật được chuyển đổi gene này rất có hiệu quả trong việc chống virus gây bệnh.

Virus gây bệnh dại được truyền sang người qua vết cắn của động vật nhiễm bệnh. Chúng có thể “ngủ yên” trong nhiều tuần hoặc hàng năm trước khi gây tử vong cho con người. Bác sĩ chỉ có thể ngăn chặn virus bệnh dại bằng các kháng thể lấy từ ngựa hoặc người đã nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, kháng thể từ ngựa có thể gây phản ứng bất lợi và quá trình phân lập kháng thể từ người rất tốn kém. Vì thế, kháng thể chống bệnh dại thiếu rất nhiều. Các chuyên gia cho rằng, sản xuất kháng thể an toàn, rẻ tiền từ thực vật sẽ rất hữu ích trong công tác phòng bệnh sau khi bị động vật mang virus dại cắn. Mỗi năm trên thế giới có hơn 10 triệu người nhận được các protein miễn dịch này, hay còn được gọi là globulin miễn dịch, nhằm ngăn ngừa bệnh dại.

Ban đầu, kháng thể do cây thuốc lá chuyển đổi gene tạo ra có thể vô hiệu hoá virus gây bệnh dại trong các tế bào của chuột tại phòng thí nghiệm. Sau đó, khi tiêm virus gây bệnh vào cơ thể của chuột đồng, chúng có hiệu quả không kém gì globulin miễn dịch từ người hoặc động vật có vú và đặc biệt không gây phản ứng bất lợi hoặc dị ứng.

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị bệnh dại. Do vậy, phòng bệnh ngay sau khi bị động vật nhiễm virus dại cắn có ý nghĩa sống còn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra lời khuyên: người bị động vật dại cắn nên tiêm kháng thể trong vòng vài giờ cho dù họ đã được tiêm vaccine phòng dại trước đó. Nguyên nhân là vì vaccine phải mất một thời gian lâu hơn nhiều mới có thể tấn công virus gây bệnh dại trong cơ thể. Các bác sĩ hy vọng kháng thể từ cây thuốc lá chuyển đổi gene sẽ an toàn và hiệu quả ở người.

PV

Tin cùng chuyên mục

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích

Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc