Thứ hai 23/12/2024 11:27

Cắt giảm gần 40% công suất, nhà đầu tư điện mặt trời gặp khó

Công ty Mua bán điện (EPTC) - thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - vừa có văn bản gửi Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam liên quan đến việc dừng khai thác một phần công suất của nhà máy điện mặt trời 450 MW.

Cụ thể, văn bản số 897 phát hành ngày 22/2, EPTC cho hay căn cứ ủy quyền thực hiện hợp đồng mua bán điện và chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Mua bán điện thông báo từ 0h ngày 5/3/2022, EVN sẽ dừng khai thác phần công suất chưa có cơ chế giá điện của Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450MW.

Như vậy, EVN sẽ cắt giảm 172,12 MW của nhà máy, công suất phát tối đa của Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450 MW chỉ còn 277,88 MW. Điều này sẽ gây thiệt hại rất lớn đến nhà đầu tư.

Nhà máy Điện Mặt trời Thuận Nam và TBA 500kV

Trước đó, trong hơn một năm qua, phần công suất 172,12 MW đã phát lên lưới, được EVN ghi nhận chỉ số song chưa được thanh toán tiền bán điện do phần công suất này vượt “room” 2.000 MW được hưởng giá bán điện mặt trời ưu đãi cho riêng tỉnh Ninh Thuận theo quyết định số 13.

Trước đó, UBND tỉnh Ninh Thuận, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã liên tiếp có các văn bản kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư khi đã bỏ ra hơn 12.000 tỉ đồng để xây dựng dự án điện mặt trời 450 MW, trong đó trạm biến áp 500kV và đường dây truyền tải trị giá gần 2.000 tỉ đồng được nhà đầu tư bỏ kinh phí đầu tư, bàn giao lại cho EVN quản lý, vận hành với giá 0 đồng.

Gần đây nhất, ngày 14/1, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp liên quan đến việc bàn giao lưới điện 500 kV Thuận Nam - Vĩnh Tân. Trong đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn EVN làm việc với nhà đầu tư về việc bàn giao, tiếp nhận, quản lý tài sản lưới điện truyền tải điện 500 kV Thuận Nam - Vĩnh Tân do nhà đầu tư đề xuất bàn giao không tính chi phí (bàn giao 0 đồng), bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Về giá điện với phần công suất nguồn điện mặt trời đã đưa vào vận hành trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nhưng không đáp ứng yêu cầu áp dụng giá điện tại quyết định 13, Phó thủ tướng giao Bộ Công thương khẩn trương chỉ đạo EVN nghiên cứu, đề xuất theo hướng đấu thầu/đấu giá công khai minh bạch.

Nhà máy Điện gió Ea Nam Đaklak

Đối với việc vận hành phần phát điện phần công suất nguồn điện mặt trời đã đưa vào vận hành trong năm 2020 trên địa bàn Ninh Thuận hiện chưa có giá điện, Phó thủ tướng giao Bộ Công thương chỉ đạo EVN có phương án vận hành hợp lý theo quy định chung của ngành điện, đồng thời khẩn trương nghiên cứu, xác định giá điện với phần công suất này.

Ông Nguyễn Tâm Tiến - Tổng giám đốc Trung Nam cho hay do ưu tiên hoàn thành trạm biến áp và đường dây truyền tải 500kV đúng tiến độ nên nhà máy điện mặt trời 450 MW đã không thể hoàn thành sớm toàn bộ dự án nằm trong “room” công suất 2.000 MW này. Nếu bị cắt giảm gần 40% công suất, ông Tiến cho hay doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, tác động lớn đến bài toán tài chính của dự án.

Theo quyết định số 13 của Chính phủ, các dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại (COD) trước ngày 1/1/2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000MW được hưởng mức giá bán điện ưu đãi là 9,35 cent/kWh trong thời gian 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Tuy nhiên, kết thúc năm 2020, số lượng dự án điện mặt trời trang trại tại tỉnh này đã vượt qua con số 2.000 MW, trong số đó có một phần của dự án điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam.

Quyết định số 13 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam đã hết hiệu lực sau ngày 31/12/2020 và đến nay chưa có quyết định mới thay thế, do đó các dự án điện mặt trời vượt công suất 2.000 MW tại Ninh Thuận cũng như những dự án điện mặt trời quy mô lớn vận hành sau ngày 1/1/2021 tại các tỉnh khác vẫn chưa có mức giá mới để được EVN thanh toán tiền bán điện.

Mới đây, EVN đã có văn bản đề nghị Thủ tướng và Bộ Công Thương cho phép dừng khai thác phần công suất chưa có giá mua bán điện của các nhà máy điện mặt trời Trung Nam, Thiên Tân 1.2 và Thiên Tân 1.3 tại tỉnh Ninh Thuận nằm ngoài 2.000 MW cho đến khi có cơ chế giá điện mới.

Mặt khác, trong thông báo kết luận của Văn phòng Chính phủ ngày 26/2, về ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (quy hoạch điện VIII), Phó Thủ tướng yêu cầu Quy hoạch VIII giảm tiếp công suất điện mặt trời.

Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất