Care For Việt Nam gắn kết kinh doanh cùng thượng tôn pháp luật
Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn và truyền đạt kiến thức chuyên môn cũng như đạo đức và pháp luật trong kinh doanh là cách mà Care For Việt Nam (CFVN) làm trong nhiều năm qua nhằm lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật để phát triển kinh doanh thịnh vượng và bền vững.
Ngành bán hàng trực tiếp đã có lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới và cũng đã khẳng định được những điểm ưu việt của phương thức kinh doanh này. Tại Việt Nam, ngành nghề này được pháp luật Việt Nam công nhận.
Hành lang pháp lý: Chìa khóa cho sự minh bạch và phát triển
Tại Việt Nam, bán hàng trực tiếp hay gọi là bán hàng đa cấpxuất hiện từ đầu những năm 2000 sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Tuy nhiên, trong thời gian hoạt động, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp chân chính, nhiều loại hình đa cấp biến tướng cũng núp bóng và phát triển. Các cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để làm trong sạch ngành bán hàng đa cấp, giúp các doanh nghiệp chân chính phát triển và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Năm 2023, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó đã luật hóa các quy định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Nghị định này đưa ra nhiều điều kiện hơn để sàng lọc những doanh nghiệp trên thị trường.
Tính tới thời điểm hiện tại, cả nước chỉ còn 19 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp |
Tiếp đến, năm 2024, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có các quy định về quản lý bán hàng đa cấp.
Trong số các công ty hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam, Care For Việt Nam được xem là một trong những doanh nghiệp tiên phong đáp ứng đầy đủ toàn bộ các quy định ngày càng chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý Nhà nước.
“Để có thể thực hiện điều này, chúng tôi luôn không ngừng đầu tư nâng cao về cơ sở vật chất, nhân lực và trí lực, bởi tuân thủ, thượng tôn pháp luật là mục tiêu ngay từ ngày thành lập chúng tôi đã xác định và coi đó là nền tảng cho sự phát triển bền vững”, ông Lê Hồng Hưng, Trưởng phòng Tuân thủ & Đối Ngoại của CFVN cho hay. Ông chia sẻ thêm mỗi một lần đáp ứng các thay đổi của luật pháp là những trải nghiệm đáng giá với doanh nghiệp khi càng ngày pháp luật càng quy định chặt chẽ hơn và công ty luôn xác định phải hoàn thiện một cách tốt nhất để làm nền tảng cho sự phát triển.
Đặt tuân thủ pháp luật làm nền tảng cho kinh doanh bền vững
Một trong những điều quan trọng trong công tác quản lý hoạt động của CFVN là sự phối hợp sát sao cùng các cơ quan quản lý địa phương để nắm bắt tình hình hoạt động tại các địa phương, đồng thời phối hợp để tuyên truyền nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật dành cho nhân viên và nhà phân phối.
Đó là lý do CFVN trong thời gian qua luôn xem trọng việc tổ chức các buổi tập huấn có sự tham gia và hướng dẫn từ cơ quan quản lý và chuyên gia đầu ngành. Khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp cho gần 900 nhà phân phối, diễn ra vào ngày 2 và 3/12 vừa qua tại TP.HCM và Hà Nội, là một ví dụ cụ thể.
Chương trình này được phối hợp tổ chức cùng Trung tâm thông tin, tư vấn và đào tạo thuộc Ủy ban cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương). Theo bà Lê Hồng Nhung, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm, hoạt động này nhằm giúp cho các đối tác kinh doanh (Nhà phân phối) của CFVN am hiểu hơn về quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động bán hàng trực tiếp từ đó vững bước trong các hoạt động kinh doanh. “Điều tích cực nhất trong đợt tập huấn lần này là các nhà phân phối của CFVN có ý thức rất cao về việc thượng tôn pháp luật trong kinh doanh, từ đó vừa giúp bản thân họ hoàn thành tốt công việc vừa giúp doanh nghiệp giữ vững uy tín trên thị trường. Tôi hy vọng, CFVN sẽ tiếp tục duy trì những khóa đào tạo này trong thời gian sắp tới”, bà Nhung cho biết.
Bà Lê Hồng Nhung trong buổi chia sẻ thông tin tới các Đối tác kinh doanh (Nhà phân phối) của CFVN |
Được biết, trong chương trình đào tạo này, đại diện Hiệp hội Sữa Việt Nam cũng đã mang tới những kiến thức pháp luật quan trọng về quảng cáo trong ngành tiếp thị đa cấp. Theo bà Phạm Thị Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam kiêm Phó Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam, việc hiểu rõ về các quy định pháp luật liên quan, đảm bảo rằng mọi chiến lược quảng cáo là hợp pháp và không vi phạm các quy định là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp trong ngành cũng như các nhà phân phối.
Bà Phạm Thị Ngọc thông tin về các quy định quảng cáo của ngành |
Có thể nói, hoạt động đào tạo này của CFVN là sự chuẩn bị cần thiết để các nhà phân phối nắm rõ các quy định về pháp luật và phát triển nghề nghiệp một cách bền vững, đồng thời là minh chứng cho tầm nhìn chiến lược của công ty trong việc thúc đẩy các giá trị xã hội tích cực. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, CFVN đang ngày càng khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường, đồng hành cùng cộng đồng hướng tới một tương lai khỏe mạnh và hạnh phúc.