Thứ hai 18/11/2024 15:18

Cập nhật cải cách kinh tế ở Việt Nam tới doanh nghiệp Pháp

Ngày 10/2, tại thủ đô Paris của Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với Trung tâm nghiên cứu châu Á thuộc Viện quan hệ quốc tế của Pháp (IFRI) tổ chức hội thảo "Cải cách kinh tế Việt Nam: Vai trò của các đối tác chiến lược mới."  

Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Bích Hà/Vietnam+)

Hội thảo nhằm nêu bật các thành tựu trên nhiều lĩnh vực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong những năm qua, giới thiệu các cải cách đang được Chính phủ Việt Nam tiến hành nhằm giúp kinh tế đất nước phát huy các lợi thế, tận dụng các cơ hội để vượt qua các thách thức trong liên kết khu vực và thế giới. Theo phóng viên tại Pháp, hội thảo được tổ chức tại trụ sở IFRI, một trong những cơ quan nghiên cứu cao cấp và có uy tín nhất của Pháp, cho thấy những thành tựu kinh tế của Việt Nam đang được dư luận quốc tế quan tâm theo dõi. Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, cho biết mục đích hội thảo nhằm cập nhật thông tin giúp cho giới học giả, các quan chức và giới chủ doanh nghiệp Pháp ... tăng cường nhận thức về những cải cách kinh tế gần đây của Việt Nam, các quy định mới như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và đặc biệt là hai hiệp định thương mại quan trọng mà Việt Nam đang tích cực tham gia đàm phán là gồm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thuyết trình tại hội thảo, giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đức Khương, giảng viên Học viện Hành chính và Quản trị kinh doanh Paris (IPAG Business School) đồng thời là nghiên cứu viên, tham gia giảng dạy tại Đại học Paris 1 Panthéon-Sorbonne, đã điểm lại quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, giới thiệu những chính sách mới đang được chính phủ Việt Nam triển khai nhằm đối phó với các thách thức và đảm bảo tăng trưởng bền vững. Ông nêu rõ: "Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều cải cách trên nhiều phương diện như luật pháp, môi trường kinh doanh, hệ thống giáo dục, hàng rào thuế quan để ngày một hội nhập tốt hơn và tranh thủ được những thuận lợi từ các hiệp định tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức không dễ vượt qua khi mà mọi quyết định về hợp tác không chỉ đơn thuần liên quan đến vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề địa chính trị, cân bằng hợp tác giữa các nước khác nhau. Chúng ta đã ký Hiệp định đối tác chiến lược với 13 nước. Làm thế nào để các hiệp định này phát huy hiệu quả và làm thế nào để cân bằng lợi ích của chúng ta với 13 nước, đó là việc không hề đơn giản."

Tại hội thảo, luật sư Oliver Massmann - Tổng Giám đốc Công ty luật Duane Morris Vietnam LLC- đã trình bày bản tham luận có tiêu đề "Các nỗ lực tiến hành cải cách của Việt Nam nhằm đạt được sự phát triển mạnh mẽ". Bản tham luận đã cung cấp cho cử tọa bức tranh kinh tế Việt Nam với các kết quả lạc quan, đáng khích lệ trong năm 2014.

Công ty luật Duane Morris Vietnam LLC hiện có các văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực sáp nhập và cổ phần hóa, tài chính, ngân hàng, năng lượng, viễn thông… Phát biểu tại hội nghị, luật sư Oliver Massmann nhấn mạnh: "Khi tôi đến Việt Nam năm 1990, Việt Nam còn rất nghèo, phải nhập khẩu gạo. Sau 25 năm, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong 25 năm qua, tôi đã sống và làm việc tại Việt Nam và được chứng kiến những thay đổi rất tích cực của Việt Nam. Tôi lạc quan về những cải cách đang diễn ra và tin rằng nhiều cải cách sẽ được tiếp tục trong thời gian tới. Các cải cách đó sẽ giúp Việt Nam đạt được bước tiến mạnh mẽ hơn trong tương lai." Sau phần tham luận của các diễn giả, nhiều đại biểu tham dự hội thảo đã đặt câu hỏi liên quan đến các cải cách đang được tiến hành trong từng lĩnh vực như công nghiệp, năng lượng, ngân hàng… Phần tọa đàm diễn ra sôi nổi với nhiều câu hỏi cởi mở và các câu trả lời thẳng thắn, đi trực diện vào vấn đề. Hai khách mời cũng đã mang đến cho cử tọa một cái nhìn chính xác và khách quan về Việt Nam, cũng như những cơ hội mà các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Pháp, có thể tận dụng để hợp tác và đầu tư./

Vietnam +

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/11: Lữ đoàn số 79 Ukraine đầu hàng; Chỉ huy đặc nhiệm Ukraine làm tình báo cho Nga

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/11/2024: Ukraine nhận đạn dược kém chất lượng; Nga tấn công mọi mặt trận

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Vì sao Nga siết chặt chính sách quản lý người nhập cư?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/11: Lính Ukraine rút lui ồ ạt ở Kurakhove; Ukraine thiêu rụi kho đạn tại Kharkov

Lùi một năm thực thi EUDR, Việt Nam thêm thời gian đảm bảo chuỗi cung ứng

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 15/11: 1.000 lính Ukraine thương vong; Mỹ lần đầu xuất kích tấn công Houthi

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 35

Kalashnikov giao loạt súng bắn tỉa Chukavin mới cho quân đội Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/11: Nga diệt tàn quân Ukraine ở Kursk; Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công Nga

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove

Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'