Thứ tư 07/05/2025 02:19

Cảnh giác với khuyến mại "ảo"

Bên cạnh các chương trình khuyến mại đã có sự bảo hộ của cơ quan chức năng, người tiêu dùng nên cảnh giác với những khuyến mại "ảo" các cơ sở kinh doanh đưa ra nhằm tăng cường người mua.

Ghi nhận tại các con phố ở Hà Nội như Chùa Bộc (quận Đống Đa), Xuân Thủy, Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) hay Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân)..., hàng loạt chương trình khuyến mại, siêu giảm giá lên tới 50 - 70%... được các cơ sở kinh doanh tung ra để kích cầu người mua. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh cùng tâm lý thắt chặt chi tiêu, thị trường truyền thống vẫn đìu hiu khách.

Ảnh minh họa

Chủ cửa hàng quần áo trên phố Chùa Bộc chia sẻ, những năm trước đây, càng về cuối năm, lượng khách tấp nập, nhiều lúc hàng không kịp cho khách. Tuy nhiên, hai năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng tồn khá nhiều, cửa hàng phải đưa ra các chương trình kích cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, các sản phẩm được áp dụng mức giảm giá 50 - 70% chủ yếu là hàng hóa mẫu mã cũ, lẻ số nên không phải tất cả mọi đối tượng khách hàng đều phù hợp. Bên cạnh đó, cũng có cửa hàng tung khuyến mại "ảo" bằng cách nâng giá sản phẩm lên cao rồi thực hiện giảm giá nhằm đánh lừa tâm lý người tiêu dùng.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, qua công tác kiểm tra, giám sát đã phát hiện không ít cửa hàng, cơ sở kinh doanh tự ý thực hiện khuyến mại, không thông qua cơ quan chức năng và sử dụng các chiêu trò để "móc túi" khách hàng. Ngoài ra, không ít cơ sở kinh doanh lợi dụng chương trình khuyến mại để đưa hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng gần hết hạn sử dụng vào tiêu thụ; tự ý nâng giá sản phẩm lên cao rồi thực hiện giảm giá nhằm đánh lừa tâm lý người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, có tình trạng một số cửa hàng kinh doanh lợi dụng tâm lý mua hàng giá rẻ của người tiêu dùng để trà trộn sản phẩm cũ, hàng đã sản xuất từ nhiều năm, thậm chí là hàng đã qua sử dụng vào bán cùng với hàng mới…

Theo các chuyên gia, để ngăn chặn hiện tượng cần có sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng QLTT, Sở Công Thương các địa phương; đồng thời, kiểm tra xử lý nghiêm việc doanh nghiệp có đăng ký chương trình khuyến mại, giảm giá với cơ quan quản lý; kiểm soát xuất xứ hàng hóa khuyến mại để đảm bảo không để xảy ra tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ lợi dụng chương trình khuyến mại để tiêu thụ.

Bên cạnh việc siết chặt quản lý, người tiêu dùng cũng cần tìm hiểu kỹ về chương trình khuyến mại, chủ động thông báo cho các cơ quan chức năng khi thấy dấu hiệu vi phạm, lừa đảo trong hoạt động khuyến mại…

T.A

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội tạm giữ hơn 18 tấn gà đông lạnh không rõ nguồn gốc

Kiện toàn Ban chỉ đạo 389 các cấp sau sáp nhập tỉnh

Cục trưởng Trần Hữu Linh nêu thủ đoạn mới của đối tượng sản xuất sữa, thuốc giả

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu khí N2O

Cảnh báo về ma túy Fentanyl, Hải quan siết chặt kiểm tra

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng

Hải Phòng: Tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường