Chủ nhật 11/05/2025 07:27

Cảnh báo hàm lượng vi khuẩn trong đũa gỗ, đũa tre

Sau khi rửa sạch bát đũa bằng cách thông thường, hàm lượng vi khuẩn của đũa gỗ đã rửa là 660 đơn vị, cao gấp 3,3 lần so với giá trị tiêu chuẩn.

Chuyên gia dinh dưỡng đã tiến hành kiểm tra đũa và phát hiện hàm lượng vi khuẩn trong đũa gỗ, đũa tre, đũa giả sứ sau khi vệ sinh vẫn vượt tiêu chuẩn (200 đơn vị). Theo đó, hàm lượng vi khuẩn của đũa gỗ đã rửa là 660 đơn vị, cao gấp 3,3 lần so với giá trị tiêu chuẩn.

Khi rửa không lăn qua lăn lại toàn bộ chiếc đũa trong lòng bàn tay vì việc này sẽ không loại bỏ hoàn toàn chất bẩn

Thói quen vệ sinh đũa sai cách: Lăn bó đũa qua lại trong lòng bàn tay dưới vòi nước có thể là cách rửa đũa của nhiều người nhưng các chuyên gia cho rằng đây không phải là cách rửa đũa triệt để. Nếu trên đũa có hoa văn thì chất kim loại nặng dùng để cố định màu sẽ rơi ra do ma sát. Trong khi đó, nếu đầu đũa có thiết kế rãnh, chà qua chà lại toàn bộ chiếc đũa sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn vết bám, bụi bẩn.

Làm thế nào để rửa đũa đúng cách?: Không lăn qua lăn lại toàn bộ chiếc đũa trong lòng bàn tay vì việc này sẽ không loại bỏ hoàn toàn chất bẩn. Dù là đũa được làm từ vật liệu nào cũng nên được làm sạch riêng lẻ, và nên dùng phần xốp của miếng cọ rửa để chải qua lại, đặc biệt là đũa tre và đũa gỗ.

Làm sạch bằng miếng bọt biển, dùng phần thô ráp của miếng cọ rửa hoặc cọ sắt chà mạnh sẽ để lại nhiều vết xước nhỏ trên đũa, tạo điều kiện cho vi khuẩn, /chu-de/virus-corona.topic dễ dàng ẩn náu. Sử dụng phần bọt biển mềm mại để tránh làm hỏng đũa. Lau từng chiếc đũa cẩn thận để loại bỏ vết dầu và nước bọt.

Đặt đũa ở nơi thoáng gió sau khi rửa: Sau khi rửa sạch, nên đặt đũa ở nơi thoáng gió cho đến khi ráo hết nước. Không nên đặt đũa vào ống khi chưa được làm khô, nếu không phần đũa ở dưới đáy ống sẽ dễ bị mốc và đen do ẩm lâu ngày.

Khi có vết xước hoặc vết đốm trên bề mặt đũa, hãy tránh sử dụng chúng. Nếu đũa gỗ, đũa tre có gờ dễ sinh sôi vi khuẩn, không nên sử dụng nữa.

Đối với những chiếc đũa còn tốt cũng nên khử trùng thường xuyên, mỗi tuần một lần để tránh vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Một khi đũa có dấu hiệu nấm mốc, hãy vứt chúng đi càng sớm càng tốt.

Để khử trùng đũa, đầu tiên cho đũa vào nồi nước lạnh, sau đó đun nước sôi, vớt đũa ra và để ráo. Sau đó, đặt đũa ở nơi thoáng gió cho khô trước khi cho vào ống đựng đũa.

Đũa gỗ, đũa tre không nên dùng cho máy rửa bát. Lý do là vì vật liệu này có khả năng hấp thụ mùi và hơi từ những dụng cụ bẩn khác trong quá trình rửa. Hơn thế nữa, đũa gỗ hay tre dễ hút nước, dễ bị ẩm mốc và có thể làm lây lan vi khuẩn sang các vật dụng khác khi rửa chung trong máy rửa bát.

Hà Trần
Bài viết cùng chủ đề: Chăm sóc sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Ga Hải Phòng chính thức trở thành điểm du lịch

Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp cấp xã năm 2025

Thời tiết hôm nay 10/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 10/5/2025: Gió đông bắc mạnh dần

Doanh thu 'Viết tiếp câu chuyện hòa bình' tháng 4 sẽ dành tặng cựu chiến binh

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Xã sẽ nhận thêm 120 việc

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...