Thứ hai 28/04/2025 19:40

Cần tạo cơ chế cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển

Tại hội nghị Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, diễn ra tại Đồng Nai ngày 6/5, nhiều ý kiến cho rằng giao thông và kết nối vùng là vấn đề then chốt quan trọng giúp vùng có sự bứt phá mạnh hơn trong thời gian tới.

Cần có thể chế phát triển vùng

Khẳng định giao thông kết nối vùng là quan trọng là để phát triển và triển khai quy hoạch phát triển vùng, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch nêu quan điểm, về quy hoạch giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kể cả kế hoạch của TP. Hồ Chí Minh về kết nối thì hiện nay tất cả các đường cao tốc, đường vành đai đến nay vẫn chưa làm được so với các quy hoạch các cấp đã lập.

Theo quy hoạch đường vành đai, trong đó đường vành đai 2 dài 64km, nhưng hiện vẫn đang là đường vành khuyên, chưa khép kín; vành đai 3 dài 89km đang làm dang dở; đường vành đai 4 dài 197km còn nguyên xi trên giấy. Ngoài ra, tất cả các cao tốc chưa có.

“Giao thông là tiền đề để giải quyết 2 vấn đề: Liên kết phát triển kinh tế và phát triển chuỗi vùng đô thị, một động lực của tăng trưởng. Phát triển đô thị mà không có giao thông kết nối thì thất bại! Thế nên, cần tập trung và phải quyết tâm về mặt chính trị để hệ thống giao thông vùng kết nối”, ông Trần Du Lịch nhấn mạnh.

Liên quan vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - ông Đinh Quốc Thái nêu ý kiến, cần ưu tiên quy hoạch đầu tư các công trình hạ tầng mang tính liên kết vùng, đặc biệt là các tuyến cao tốc, hệ thống đường vành đai TP. Hồ Chí Minh, hệ thống cảng - Logistics.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Cũng với tâm tư lo cho sự phát triển của vùng, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cho rằng, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định về vùng kinh tế động lực, giúp cho hoạt động vùng ngày càng hiệu quả. Đặc biệt, để duy trì và nâng cao hiệu quả của việc liên kết, phải tạo ra một “tài sản chung” của các địa phương. Theo đó, Chính phủ cho phép thành lập Quỹ Hội đồng vùng được hình thành từ một phần kinh phí do Trung ương cấp, một phần từ đóng góp của các địa phương và các nguồn khác.

Ông Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nêu ý kiến, với tổ tư vấn phát triển vùng cần phải ý chí mạnh mẽ hơn nữa, đó là ý kiến của tổ này có thể đề xuất lên Chính phủ, Bộ, ngành. Đồng thời, tạo ra vai trò kết nối doanh nghiệp liên kết trong vùng. Và quan trọng nhất của tăng trưởng vùng là chủ thể tăng trưởng, ở đây là tỉnh, thành. Do đó, về dài hạn, cần có thể chế phát triển vùng. Trong những năm tới, phải đề xuất Quốc hội để có được thể chế vùng, làm động lực cho các vùng hoạt động.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó thủ tướng và thành viên Chính phủ chủ trì hội nghị

Ngoài giao thông và kết nối liên vùng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đề xuất, các địa phương trong vùng cần kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại lớn như các chợ đầu mối nông sản hay các trung tâm trương mại trở thành trung tâm phân phối lưu chuyển cho cả vùng và xuất khẩu. Đồng thời tập trung phát triển logistics và thương mại gắn vơi phát triển hàng hóa và xuất nhập khẩu trong cả nước… trong đó TP. Hồ Chí Minh cần phát huy vai trò dẫn dắt liên kết hợp tác.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng phát biểu tại hội nghị

Tiếp tục thực hiện sứ mệnh đàu tàu dẫn dắt

Để vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giữ vững vị thế đầu tàu kinh tế trọng điểm của cả nước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu, Hội đồng vùng phải ngồi lại sắp xếp danh mục các dự án ưu tiên, mang tính liên kết vùng. Trên cơ sở danh mục này, Chính phủ và các cơ quan liên quan sẽ bố trí vốn dự phòng của đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 và bổ sung nguồn trong giai đoạn đầu tư công sắp tới để đầu tư.

Chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng bảo đảm chất lượng theo hướng tích hợp các quy hoạch quy định tại Luật Quy hoạch. Với Bộ Tài chính, cần xây dựng cơ chế, chính sách tạo nguồn thu để lại cho các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cần nghiên cứu tỷ lệ điều tiết hợp lý cho ngân sách địa phương bảo đảm tương ứng với vai trò đóng góp của ngân sách của từng tỉnh, thành phố, tạo nguồn lực cho các địa phương trong vùng tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

Đối với Bộ Công Thương, ưu tiên phát triển mạng lưới trung tâm logistics vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi có lợi thế về vị trí địa lý, gần nguồn cung cấp hàng hóa như khu công nghiệp, hệ thống cảng, gần khách hàng tiêu thụ.

Bộ Giao thông vận tải tập trung nguồn lực của Nhà nước để đầu tư, đồng bộ hóa hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, có tác dụng lan tỏa, tạo ra liên kết vùng (các công trình trên trục hướng tâm, các vành đai, các đường kết nối các cảng biển và hành lang vận tải quốc tế). Phối hợp với các địa phương kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm đầu tư theo hình thức PPP, tranh thủ nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác để phát triển kết cấu hạ tầng. Kết hợp đầu tư hạ tầng giao thông với phát triển đô thị bảo đảm công khai, minh bạch để tăng tính hấp dẫn với các nhà đầu tư. “Phải khánh thành đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận - Cần Cần Thơ trong năm 2020”- Thủ tướng yêu cầu.

Thanh Minh

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường: Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều dư địa thúc đẩy

Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án chuyển đổi năng lượng

Tại sao các thành phố trực thuộc tỉnh kết thúc hoạt động?

Tạo hành lang pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế

Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, tinh gọn bộ máy

Đề xuất tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Quy định nhập quốc tịch Việt Nam có gì mới?

Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác chuyển dịch năng lượng

Sau sắp xếp, dự kiến cả nước còn bao nhiêu xã, phường?

56 khối diễu binh ấn tượng trong đại lễ 30/4

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản

Thông tin mới về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Xử lý vi phạm hành chính: Dự kiến tăng mức phạt tiền tối đa

Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam, thêm cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp

Thủ tướng chủ trì họp bàn xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Khai trương Trung tâm báo chí và phát hành bộ tem đặc biệt chào mừng 30/4

Chùm ảnh: Tổng duyệt diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án về phát triển công nghiệp đường sắt

Bộ, ngành gợi mở hướng phát triển để Sơn La bứt phá

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung thẩm quyền cấp xã