Thứ hai 25/11/2024 01:09

Cần ngăn chặn ngay tình trạng biến tướng của tục 'giật cô hồn'

Tục 'giật cô hồn' phổ biến trong các tỉnh phía Nam từ xưa đến nay, tuy nhiên tục này đã bị biến tướng gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng giá trị truyền thống.

Tháng 7 âm lịch hằng năm là thời điểm mà nhiều gia đình ở miền Nam tổ chức cúng cô hồn, một phong tục nhằm xoa dịu các vong hồn, cầu bình an cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, những năm gần đây, tại một số địa phương, phong tục này bị biến tướng, gây ra nhiều tác động xấu đến xã hội.

Tục cúng cô hồn là nghi lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch, nhất là với người kinh doanh. Theo quan niệm, nếu mâm cúng cô hồn càng có nhiều người giật sẽ giúp gia chủ lấy đi những điều xui xẻo, không may.

Người dân giật cô hồn trước ngôi nhà trên đường Chợ Lớn, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: kenh14)

Tục giật cô hồn cũng bắt nguồn từ những ý niệm này. Trong những năm trước, hành động giật cô hồn diễn ra một cách tự nhiên, không có sự tranh giành hay quá khích. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, nhiều nhóm thanh niên đã lợi dụng phong tục này để tổ chức giật đồ công khai, gây ra sự bất an và bức xúc cho người dân.

Thời gian qua, các trang mạng xã hội liên tục đưa tin và đăng nhiều clip về nhiều vụ giật đồ cúng cô hồn tại TP. Hồ Chí Minh. Các nhóm thanh niên tụ tập thành đoàn, sử dụng vũ lực và cả vũ khí để giật đồ cúng, thậm chí trèo qua rào nhà dân, leo lên cả tầng lầu trên để giật và tấn công những người đang cúng. Điều này không chỉ làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của phong tục mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về an ninh trật tự, thậm chí tranh nhau dẫn đến ẩu đả, đánh nhau.

Bà Lê Thị Mai, 60 tuổi, sống tại quận Bình Thạnh cho biết: "Trước đây, việc giật cô hồn không có sự tranh giành hay bạo lực. Nhiều người đợi gia chủ cúng xong và cho phép thì mới giật. Nhưng gần đây, mọi thứ đã thay đổi. Nhiều người lợi dụng dịp này để tổ chức giành giật, tấn công người khác chỉ để lấy được nhiều đồ hơn. Thật sự, tôi cảm thấy rất buồn và bức xúc khi thấy phong tục này bị biến tướng như vậy".

Không chỉ người dân lớn tuổi như bà Mai, mà ngay cả những người trẻ như anh Phan Thanh Hậu, sống tại quận 6, cũng tỏ ra bức xúc: "Những năm gần đây, mỗi lần vào tháng cúng cô hồn, tôi đều thấy cảnh người ta giật đồ chẳng kiêng nể gì cả. Họ lao vào rất manh động, nhìn mấy thanh niên mang cả gậy, thau, dụng cụ vợt tiền, chạy xe phóng bạt mạng trên đường để săn lễ cúng cô hồn gây nguy hiểm cho người xung quanh. Khái niệm truyền thống văn hóa đã bị những người thiếu ý thức biến thành hành vi tiêu cực. Điều này thật sự đáng buồn".

Trước tình trạng này, nhiều chuyên gia và luật sư đã lên tiếng cảnh báo về những hậu quả mà việc biến tướng tục giật cô hồn có thể gây ra. Theo ông Phạm Đình Hải, nhà nghiên cứu văn hóa: "Giật cô hồn vốn là một phần của tín ngưỡng dân gian, nhằm mang lại may mắn cho người tham gia. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và không tôn trọng văn hóa truyền thống, nhiều người đã biến tướng hành vi này thành một hình thức giật dồ công khai, gây mất an ninh trật tự".

“Việc giật đồ cúng là một phần của quan niệm tâm linh, là hoạt động tín ngưỡng vốn mang ý niệm đưa đồ bố thí cho các vong hồn vô gia cư. Người dân quan niệm cúng và ban phát đồ cúng dâng cho cô hồn để tránh bị quấy phá trong đời sống thường nhật. Tuy nhiên, tục lệ này ngày càng biến tướng theo hướng tiêu cực. Cần được thực hiện một cách hợp lý để đảm bảo trật tự công cộng và tôn trọng người dân xung quanh. Biến tướng của giật cô hồn là sự mai một giá trị văn hóa khi thiếu sự giáo dục và quản lý không chặt chẽ từ cộng đồng GS.TS Bùi Quang Thanh phân tích.

Nhiều người trèo cả vào nhà gia chủ giật cô hồn. (Ảnh: danviet)

Ông Đặng Thái Huy, Giám đốc Công ty Luật Hoa Việt và Cộng sự bày tỏ quan ngại: "Nếu việc giật cô hồn chỉ dừng lại ở mức độ vui vẻ, không ảnh hưởng đến an ninh trật tự thì không vấn đề gì. Nhưng khi hành vi này biến tướng thành việc cướp tài sản, tấn công người khác, thì đã vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hình sự. Điều quan trọng là cần có sự nhận thức đúng đắn từ cả người tổ chức lễ cúng và những người tham gia giật cô hồn. Chính quyền địa phương cần có các biện pháp hướng dẫn người dân thực hiện đúng phong tục, đồng thời có những quy định nghiêm ngặt để ngăn chặn các hành vi lợi dụng tín ngưỡng để gây rối trật tự công cộng".

Những hành vi biến tướng trong thời gian gần đây đang làm mất đi giá trị vốn có của tục này, đồng thời gây ra những tác động xấu cho xã hội, cần được ngăn chặn kịp thời...

Yến Thư
Bài viết cùng chủ đề: tháng cô hồn

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị tri thức trong đời sống

Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Sắp diễn ra triển lãm tranh 'Tôi vẽ Hà Nội' và sự thăng hoa ngành công nghiệp văn hóa đương đại

Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024