Cần ngăn chặn ngay tình trạng biến tướng của tục 'giật cô hồn'

Tục 'giật cô hồn' phổ biến trong các tỉnh phía Nam từ xưa đến nay, tuy nhiên tục này đã bị biến tướng gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng giá trị truyền thống.
Rằm tháng 7: Đồ cúng chay ‘hốt bạc’, hoa tươi tăng giá chóng mặt Mua gì, tránh gì trong tháng cô hồn để được may mắn, bình an Nhộn nhịp thị trường rằm tháng 7

Tháng 7 âm lịch hằng năm là thời điểm mà nhiều gia đình ở miền Nam tổ chức cúng cô hồn, một phong tục nhằm xoa dịu các vong hồn, cầu bình an cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, những năm gần đây, tại một số địa phương, phong tục này bị biến tướng, gây ra nhiều tác động xấu đến xã hội.

Tục cúng cô hồn là nghi lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch, nhất là với người kinh doanh. Theo quan niệm, nếu mâm cúng cô hồn càng có nhiều người giật sẽ giúp gia chủ lấy đi những điều xui xẻo, không may.

Cần ngăn chặn ngay tình trạng biến tướng của tục 'giật cô hồn'
Người dân giật cô hồn trước ngôi nhà trên đường Chợ Lớn, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: kenh14)

Tục giật cô hồn cũng bắt nguồn từ những ý niệm này. Trong những năm trước, hành động giật cô hồn diễn ra một cách tự nhiên, không có sự tranh giành hay quá khích. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, nhiều nhóm thanh niên đã lợi dụng phong tục này để tổ chức giật đồ công khai, gây ra sự bất an và bức xúc cho người dân.

Thời gian qua, các trang mạng xã hội liên tục đưa tin và đăng nhiều clip về nhiều vụ giật đồ cúng cô hồn tại TP. Hồ Chí Minh. Các nhóm thanh niên tụ tập thành đoàn, sử dụng vũ lực và cả vũ khí để giật đồ cúng, thậm chí trèo qua rào nhà dân, leo lên cả tầng lầu trên để giật và tấn công những người đang cúng. Điều này không chỉ làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của phong tục mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về an ninh trật tự, thậm chí tranh nhau dẫn đến ẩu đả, đánh nhau.

Bà Lê Thị Mai, 60 tuổi, sống tại quận Bình Thạnh cho biết: "Trước đây, việc giật cô hồn không có sự tranh giành hay bạo lực. Nhiều người đợi gia chủ cúng xong và cho phép thì mới giật. Nhưng gần đây, mọi thứ đã thay đổi. Nhiều người lợi dụng dịp này để tổ chức giành giật, tấn công người khác chỉ để lấy được nhiều đồ hơn. Thật sự, tôi cảm thấy rất buồn và bức xúc khi thấy phong tục này bị biến tướng như vậy".

Không chỉ người dân lớn tuổi như bà Mai, mà ngay cả những người trẻ như anh Phan Thanh Hậu, sống tại quận 6, cũng tỏ ra bức xúc: "Những năm gần đây, mỗi lần vào tháng cúng cô hồn, tôi đều thấy cảnh người ta giật đồ chẳng kiêng nể gì cả. Họ lao vào rất manh động, nhìn mấy thanh niên mang cả gậy, thau, dụng cụ vợt tiền, chạy xe phóng bạt mạng trên đường để săn lễ cúng cô hồn gây nguy hiểm cho người xung quanh. Khái niệm truyền thống văn hóa đã bị những người thiếu ý thức biến thành hành vi tiêu cực. Điều này thật sự đáng buồn".

Trước tình trạng này, nhiều chuyên gia và luật sư đã lên tiếng cảnh báo về những hậu quả mà việc biến tướng tục giật cô hồn có thể gây ra. Theo ông Phạm Đình Hải, nhà nghiên cứu văn hóa: "Giật cô hồn vốn là một phần của tín ngưỡng dân gian, nhằm mang lại may mắn cho người tham gia. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và không tôn trọng văn hóa truyền thống, nhiều người đã biến tướng hành vi này thành một hình thức giật dồ công khai, gây mất an ninh trật tự".

“Việc giật đồ cúng là một phần của quan niệm tâm linh, là hoạt động tín ngưỡng vốn mang ý niệm đưa đồ bố thí cho các vong hồn vô gia cư. Người dân quan niệm cúng và ban phát đồ cúng dâng cho cô hồn để tránh bị quấy phá trong đời sống thường nhật. Tuy nhiên, tục lệ này ngày càng biến tướng theo hướng tiêu cực. Cần được thực hiện một cách hợp lý để đảm bảo trật tự công cộng và tôn trọng người dân xung quanh. Biến tướng của giật cô hồn là sự mai một giá trị văn hóa khi thiếu sự giáo dục và quản lý không chặt chẽ từ cộng đồng GS.TS Bùi Quang Thanh phân tích.

Biến tướng phong tục giật cô hồn làm mất đi giá trị truyền thống và gia tăng sự bất ổn về trật tự
Nhiều người trèo cả vào nhà gia chủ giật cô hồn. (Ảnh: danviet)

Ông Đặng Thái Huy, Giám đốc Công ty Luật Hoa Việt và Cộng sự bày tỏ quan ngại: "Nếu việc giật cô hồn chỉ dừng lại ở mức độ vui vẻ, không ảnh hưởng đến an ninh trật tự thì không vấn đề gì. Nhưng khi hành vi này biến tướng thành việc cướp tài sản, tấn công người khác, thì đã vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hình sự. Điều quan trọng là cần có sự nhận thức đúng đắn từ cả người tổ chức lễ cúng và những người tham gia giật cô hồn. Chính quyền địa phương cần có các biện pháp hướng dẫn người dân thực hiện đúng phong tục, đồng thời có những quy định nghiêm ngặt để ngăn chặn các hành vi lợi dụng tín ngưỡng để gây rối trật tự công cộng".

Những hành vi biến tướng trong thời gian gần đây đang làm mất đi giá trị vốn có của tục này, đồng thời gây ra những tác động xấu cho xã hội, cần được ngăn chặn kịp thời...

Yến Thư
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tháng cô hồn

Tin cùng chuyên mục

Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Cảnh kết phim

Cảnh kết phim 'Địa đạo' rực rỡ trong đại lễ 30/4

Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Bài 2:

Bài 2: 'Bản giao hưởng' văn hóa Việt trên bản đồ thời trang thế giới

20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Phú Thọ tổ chức chương trình

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Điện Biên:

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông