Thứ năm 21/11/2024 17:54

Cần có giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới

Không chỉ là thành phố kinh tế năng động, TP. Hồ Chí Minh còn hội tụ văn hóa 54 dân tộc anh em; có nhiều người nước ngoài từ các quốc gia khác đến sinh sống...

Hội nhập nhưng phải giữ được cốt cách, bản sắc vốn có

Không chỉ là thành phố năng động nhất cả nước, TP. Hồ Chí Minh còn là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa với các vùng, miền, khu vực và các nước trên thế giới. TP. Hồ Chí Minh là nơi sinh sống lâu đời của 54 dân tộc và hơn 1.000 người nước ngoài đến từ các quốc gia khác nhau… Việc họ chung sống tập trung ở các khu vực khác nhau đã góp phần hình thành nên nền văn hóa đa dạng, phản ánh nét truyền thống đến hiện đại của văn hóa nơi đây.

Không chỉ là thành phố năng động nhất cả nước, TP. Hồ Chí Minh còn là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa với các vùng, miền, khu vực và các nước trên thế giới. Ảnh LH

Phát biểu tại buổi làm việc của Đoàn công tác nhóm 3 - Ban Chỉ đạo tổng kết Trung ương với TP. Hồ Chí Minh về thực tiễn triển khai công tác trên lĩnh vực văn hóa - xã hội và xây dựng con người phục vụ công tác tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, văn hóa - xã hội là vấn đề có ý nghĩa riêng, rộng lớn, đa dạng, phong phú; là sự tương tác của con người, đa dạng theo dòng thời gian, không giới hạn không gian, không giới hạn dân tộc, tôn giáo…

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Hồ Chí Minh luôn nhận thức sâu sắc vai trò và vị trí, tầm quan trọng của xây dựng, phát triển văn hóa, xã hội và con người thành phố với mục tiêu phát triển văn hóa, xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế.

Thực tế trong suốt quá trình gần 40 năm thực hiện công cuộc “Đổi mới”, văn kiện các kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến nay cho thấy nội dung, phương thức lãnh đạo của Thành ủy về xây dựng, phát triển văn hóa và xây dựng con người thành phố luôn chú trọng giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu có chọn lọc văn hóa của thế giới phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc; phát triển nhưng luôn giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hệ giá trị văn hóa gia đình và các chuẩn mực con người Việt Nam.

Chính những nhân tố đó đã tạo nên văn hóa, con người TP. Hồ Chí Minh đoàn kết, dũng cảm, năng động, sáng tạo, nhân ái, nghĩa tình, dám đi đầu, chấp nhận thử thách, góp phần tạo động lực cho sự phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và đất nước nói chung.

Bên cạnh đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tích cực. Các thiết chế văn hóa ở cơ sở tiếp tục được phát huy. Hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra phong phú, đa dạng. Nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được bảo tồn và phát huy. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng nhận được sử ủng hộ của xã hội.

Cùng với đó, công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện. Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước phát triển. Công tác chăm lo cho người có công, gia đình neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn… luôn được các cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở thực hiện thường xuyên, liên tục; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm cải thiện, nâng cao mức sống, điều kiện, chất lượng sống.

Từ thực tiễn cuộc sống cũng như xu hướng thời đại mới, ông Nguyễn Văn Nên cho rằng, cần xây dựng văn hóa, con người TP. Hồ Chí Minh theo hướng văn minh, hiện đại, nghĩa tình, hội nhập quốc tế, giữ được cốt cách, bản sắc vốn có từ thời cha ông đi mở cõi ở vùng đất Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn - TP. Hồ Chí Minh.

Xây dựng môi trường văn hóa đi đôi với giáo dục công dân

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao những kết quả đạt được của TP. Hồ Chí Minh trong việc phát triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người. Phó Thủ tướng nêu rõ, TP. Hồ Chí Minh luôn đi đầu trong việc triển khai chính sách về kinh tế - xã hội và đã đóng góp nhiều bài học, kinh nghiệm, giải pháp mới áp dụng cho cả nước. Từ đó, góp phần hoàn thiện về lý luận, chủ trương chính sách. Trung ương đặt kỳ vọng đối với TP. Hồ Chí Minh rất lớn trong vấn đề này và mong muốn thành phố tiếp tục nghiên cứu sâu một số cơ chế, chính sách của quốc tế.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị thành phố với vai trò đầu tàu về kinh tế - xã hội của cả nước cần nghiên cứu sâu các chính sách văn hóa, xã hội, đào tạo con người, từ đó có những bài học, kinh nghiệm, giải pháp mới áp dụng cho cả nước.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh cho biết, Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh nhận thức rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa, xã hội, xây dựng con người đồng bộ với việc phát triển kinh tế. Đồng thời khẳng định, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục khai thác mạnh mẽ các nguồn lực văn hóa tinh thần để tạo thành sức mạnh nội sinh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thành phố đang tập trung xây dựng môi trường văn hóa đi đôi với giáo dục công dân, xem đây là điều cốt lõi để hình thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình...

Bên cạnh những mặt thuận lợi, TP. Hồ Chí Minh cũng đang đứng trước không ít thách thức, đó là: Nguy cơ gây bất ổn an ninh khu vực và hòa bình trên toàn thế giới; sự tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; sự xâm nhập ngày càng nhiều sản phẩm phi văn hóa, độc hại; các thế lực thù địch gia tăng thực hiện âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa…

Tuy nhiên, theo Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, điểm thuận lợi nổi bật của TP. Hồ Chí Minh là 54 dân tộc thống nhất trong đa dạng trên địa bàn thành phố, trong đa dạng của văn hóa vùng, miền và văn hóa hội nhập quốc tế, tuân thủ theo nguyên tắc “tính dân tộc, tính dân chủ, tính nhân văn”. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII chúng ta cũng tôn trọng sự khác biệt. Khác biệt vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì đất nước vì con người, khác biệt vì giữ gìn tính nhân văn, vì những gì cao nhất của con người Việt Nam, giá trị Việt Nam thì chúng ta luôn luôn tôn trọng.

Bí thư Trung ương Đảng tin tưởng, TP. Hồ Chí Minh sẽ có những giải pháp mang tính đột phá về văn hóa, xã hội và xây dựng con người để hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: văn hóa dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Cà Mau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Hội chợ Thương mại - Tiêu dùng ở thị trấn Sông Đốc

HĐND tỉnh Thái Bình thông qua 8 nghị quyết quan trọng

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân quản lý tốt vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu