Thứ tư 14/05/2025 22:40
Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước:

Cần chiến lược tổng thể, dài hơi

Nước là tài nguyên quý giá, là tư liệu thiết yếu cho cuộc sống của con người và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, an sinh xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của mọi quốc gia. Tuy nhiên, nước không phải là vô hạn và cần ngay những giải pháp toàn diện mang tính căn cơ, dài hạn để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quan trọng này.
Cần có giải pháp tái sử dụng nước, đặc biệt là tại các cơ sở sản xuất công nghiệp

Áp lực cạn kiệt tài nguyên nước (TNN) và nhiều hệ lụy

Theo ước tính, tổng lượng nước trên trái đất khoảng 1.386 triệu km3, trong đó, 96% là nước mặn. Trong số hơn 3% lượng nước ngọt còn lại, có 68% tồn tại ở dạng băng và sông băng; 30 % là nước ngầm. Nguồn nước mặt (sông, suối, hồ…) chỉ khoảng 93.100 km3 – là nguồn nước chủ yếu con người sử dụng hàng ngày.

Tại Việt Nam, theo ông Nguyễn Hữu Thuần – Phó Cục trưởng Cục quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT), mặc dù có 108 lưu vực sông với 3.450 sông, suối với tổng lượng nước trung bình hàng năm khoảng 830 tỷ m3, nhưng 2/3 lượng nước chủ yếu từ nước ngoài chảy vào, nước nội sinh chỉ chiếm 37% lượng nước toàn lãnh thổ. Bên cạnh đó, nước dưới đất (nước ngầm) có tiềm năng khá lớn, ước tính khoảng 67 tỷ m3, nhưng lại tập trung ở các khu vực đồng bằng (Bắc bộ, Nam bộ) và khu vực Tây Nguyên.

Chính vì vậy, Hiệp hội TNN Quốc tế (IWRA) xếp nước ta vào nhóm quốc gia thiếu nước với ngưỡng dưới 4.000 m3/người/năm.

Trong khi đó, từ các kết quả nghiên cứu, PGS.TS Ngô Văn Mơ – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KH&CN) nêu quan ngại, kịch bản xấu về biến đổi khí hậu làm cho nước ta thiếu nước trầm trọng. Hiện nay, theo ông Mơ, hạn hán và xâm nhập mặn, nước biển dâng tại Đồng bằng sông Cửu Long đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của hàng chục triệu người dân và mọi hoạt động sản xuất.

“Không lâu nữa, dự báo cư dân các vùng sử dụng nước ghiếng khoan và nước ngầm sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng” – ông Mơ nhấn mạnh.

Đưa ra con số đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới, rằng mỗi năm, Việt Nam có khoảng 1,5 – 2 triệu trường hợp mắc bệnh liên quan đến việc thiếu nước sạch và thiệt hại khoảng 262 triệu USD/năm do cấp nước và vệ sinh kém, PGS-TS. Nguyễn Việt Anh – Trưởng bàn Khoa học – Công nghệ, Hội Cấp thoát nước Việt Nam – khẳng định, bên cạnh việc có đủ nước thì chất lượng nước và điều kiện vệ sinh cũng cần được đặc biệt quan tâm.

Cần những chính sách dài hơi

Theo ông Nguyễn Hữu Thuần, đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế và dân sinh ngày càng lớn trong khi nước lại có hạn và phân bố không đều, đặt ra yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý TNN.

Xác định rõ vai trò và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng hợp lý TNN, Đảng, nhà nước đã có nhiều nỗ lực tăng cường và kiện toàn thể chế, chính sách trong lĩnh vực TNN để quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa: Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng 1/3 quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến năm 2025 con số này sẽ là khoảng 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng

Cũng theo ông Thuần, bên cạnh việc triển khai thực hiện nghiêm Luật Tài nguyên nước năm 2012, Việt Nam cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng, phân phối, tái sử dụng… TNN.

Thực hiện Quy hoạch TNN chung của cả nước và Quy hoạch TNN lưu vực sông liên tỉnh; bổ sung mạng lưới trạm quan trắc mực nước, lưu lượng nước và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về TNN và cơ chế chia sẻ thông tin quản lý TNN giữa trung ương và địa phương.

Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt chẽ các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước, các hoạt động xả nước thải, nhất là với các dự án, cần thực hiện các biện pháp này ngay từ khi chuẩn bị đầu tư, xây dựng đến giai đoạn vận hành.

Song song đó, tăng cường và có chính sách khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng cộng nghệ tiên tiến trong sử dụng và tái sử dụng nguồn nước, nhất là nguồn nước thải từ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp; nâng cao hiệu xuất sử dụng nước nhằm tiết kiệm tài nguyên.

Với các lưu vực sông, cần thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban lưu vực sông và xây dựng cơ chế điều phối, giám sát trong hoạt động quản lý TNN, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ và có cơ chế chia sể thông tin phục vụ quản lý giữa các quốc gia trong lưu vực sông Mê Kông.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và có chính sách thu hút cộng đồng, các tổ chức, doanh nghiệp tham gia khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ TNN.

Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Tài nguyên nước

Tin cùng chuyên mục

Quân chủng Hải quân kiểm tra công tác huấn luyện tại Vùng 5 Hải quân

Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đủ điều kiện thực hiện ghép thận

Đề nghị bổ sung danh mục tuyến xe buýt liên tỉnh Lào Cai - Yên Bái

EVNCPC: Gần 100 tỷ đồng cho các phong trào thi đua

Thành phố Huế: Khuyến cáo người chơi chim cảnh cần có giấy tờ hợp pháp

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 tại Việt Nam

Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Đền thờ Bác Hồ tại Cù Lao Dung: Biểu tượng lịch sử của người dân Sóc Trăng

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia số hóa thủ tục hành chính

VinSpeed chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Hà Nội: Tỷ lệ ‘chọi’ cao, làm sao có tấm vé vào lớp 10 công lập?

Chính sách mới với thân nhân của sĩ quan tại ngũ hy sinh

'Viết tiếp bản hùng ca' bằng sắc màu văn hóa và ý chí thể thao

Bệ phóng cho thanh niên khuyết tật khởi nghiệp, phát triển kinh doanh

Thời tiết hôm nay 14/5: Hà Nội chiều tối có mưa dông

Thời tiết biển hôm nay 14/5/2025: Mưa rào và dông vài nơi

Hàng cận date: Đừng ham rẻ để rồi hại sức khỏe

PC Lai Châu trao 300 triệu đồng hỗ trợ chương trình xóa nhà tạm

Học viện Hải quân học Bác qua Chỉ thị 05