Thứ hai 25/11/2024 17:43

Cách nào “hạ nhiệt” giá phân bón?

Kể từ sau tết tới nay giá phân bón liên tục tăng, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp. Để “hạ nhiệt” giá phân bón, nhiều ý kiến cho rằng, ngoài việc tối ưu hóa sản xuất trong nước, tìm thêm nguồn cung mới thì bản thân người nông dân cũng cần là người tiêu dùng thông thái trong việc bón phân tiết kiệm, hợp lý hơn.

Tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thời gian qua việc tăng giá phân bón, nhất là DAP nhập khẩu khiến bà con nhấp nhổm không yên. Nếu tình hình không được cải thiện, thì khả năng các vụ sản xuất tới người nông dân sẽ không có lãi, thậm chí là thua lỗ.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Mai Thành Phụng - Chuyên gia Nông nghiệp nhân định: Việc tăng giá phân bón không có gì bất ngờ bởi các nhà kinh tế đã dự báo từ trước tết rằng từ tháng 2/2021 giá phân bón sẽ tăng theo cung cầu thế giới.

Phân tích cụ thể, PGS.TS Mai Thành Phụng chỉ ra: Đại dịch Covid đã khiến chuỗi cung ứng trên toàn thế giới bị gián đoạn, đứt gãy. Hệ lụy là việc vận chuyển hàng hóa khó khăn, thời gian vận chuyển có chu kỳ dài hơn, cước container tăng… từ đó tác động tới giá phân bón trên thế giới. Trong khi đó, giá phân bón tại Việt Nam cũng theo cung cầu thị trường nên khi giá thế giới tăng thì giá trong nước cũng tăng theo.

Doanh nghiệp trong nước cần tối ưu công suất để tăng nguồn cung. Ảnh minh họa

Đồng quan điểm này, ông Phùng Hà - Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam - cho biết, một trong những nguyên nhân chính đẩy giá phân bón như DAP, ure tăng cao đột biến là do giá nguyên liệu tăng (lưu huỳnh, amoniac tăng tới 2 lần) cũng như giá cước vận chuyển nhiều và giá container tăng vọt. Theo ông Hà, việc giá phân bón tăng ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, nhất là với ngành hàng nông sản xuất khẩu bởi ước tính, năm 2021 tiêu thụ phân bón cả nước khoảng 11 triệu tấn phân bón các loại, trong đó chỉ riêng DAP khoảng 800 - 1 triệu tấn, còn phân ure từ 1,4 - 1,6 triệu tấn.

“Trong bối cảnh giá phân bón tăng và thiếu cục bộ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cũng như Hiệp hội phân bón Việt Nam đã có những khuyến nghị đến các doanh nghiệp sản xuất phân bón. Cụ thể là phát huy hết công suất, giảm chi phí để tăng năng lực sản xuất và tránh hiện tượng tồn kho, đầu cơ trục lợi; đồng thời tăng cường liên kết kết để thúc đẩy năng lực sản xuất lên. Riêng với doanh nghiệp về thương mại, chúng tôi cũng khuyến cáo cần tăng cường nguồn cung mới và liên kết doanh nghiệp sản xuất trong nước để tìm nguyên sản xuất thay thế cho DAP”- ông Hà cho biết thêm.

Ngoài khuyến cáo trên, PGS.TS Mai Thành Phụng cho rằng, cùng với sự vào cuộc, khuyến nghị từ cơ quan chức năng thì chính người nông dân cũng phải là người tiêu dùng thông thái. Theo đó, người nông dân cần điều phối các nguyên liệu đầu vào, vừa dùng phân bón hóa học và phân hữu cơ để giảm mức sử dụng phân bón vô cơ dưới 25%. Người dân cần tránh việc bón phân theo tập quán bởi như vậy sẽ mất cân đối, dẫn tới chi phí phân bón bị đội lên tới 50% trong giá thành sản xuất. Ví dụ thay vì dùng DAP thì có thể bón phân lân, kali vì đây là những loại Việt Nam sản xuất được nên giá dù nhích lên sẽ vẫn hợp lý hơn. Bên cạnh đó, cần phải thận trọng, tránh ham rẻ, ham khuyến mãi để không mua nhầm phải phân bón giả, phân bón kém chất lượng.

“Người nông dân cần chọn công ty, đại lý uy tín để mua hàng và nên giữ lại hóa đơn để khi cần thiết đưa ra cơ quan chức năng để họ bảo vệ quyền lợi cho mình. Có như vậy mới tránh được việc sử dụng phân bón kém chất lượng, đồng thời giải được bài toán chi phí phân bón tăng cao như hiện nay”- PGS.TS Mai Thành Phụng nêu ý kiến.

Trong khoảng cuối quý IV/2020 đến quý I/2021 thì tất cả các loại giá phân bón đều tăng. Cụ thể, các loại phân bón DAP, NPK, urê đã tăng từ 40.000-100.000 đồng/bao (50 kg) so với cách đây khoảng 1 tháng. Giá phân bón DAP Hàn Quốc ở mức khoảng 700.000 đồng/bao (trước đó chỉ khoảng hơn 600.000 đồng/bao)…. Để đảm bảo nguồn hàng, Bộ Công Thương đã có công văn số 1321/BCT- HC ngày 11/3/2021 về việc tăng cường các hoạt động sản xuất và cung ứng phân bón trên thị trường nội địa gửi tới một số tập đoàn, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón. Trong công văn có nhấn mạnh việc doanh nghiệp cần hạn chế tối đa, không để tồn kho gây ứ đọng vốn hoặc thực hiện các hành vi đầu cơ để trục lợi với giá cao.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp hội Phân bón Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng