Các tỉnh thành phía Nam: Hút làn sóng đầu tư từ Nhật Bản

Khi đại dịch trên thế giới dần lắng xuống, các nhà đầu tư Nhật Bản đã nhanh chóng lên kế hoạch và triển khai việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư ra nước ngoài để phân tán chuỗi sản xuất, cung ứng, không tập trung quá nhiều vào một vài quốc gia. Nhiều tỉnh thành phía Nam đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để thu hút đầu tư.

Nhà đầu tư Nhật Bản tích cực chuyển hướng

Theo ông Okada Hideyuki- Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh với chuỗi cung ứng toàn cầu đang tập trung nhiều ở Trung Quốc, các DN Nhật đã có ý định đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam và một nước trong khu vực ASEAN từ năm 2019, trước khi dịch Covid- 19 xuất hiện.

lan-song-moi-thu-hut-dau-tu-nhat-ban

Hạ tầng hoàn chỉnh, nguồn nhân lực chất lượng cao là những nhân tố quan trọng thu hút làn sóng FDI từ các DN Nhật

Việt Nam là quốc gia được DN Nhật Bản chọn lựa nhiều nhất vì hội tụ đầy đủ những yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, thời gian qua Việt Nam đã khống chế rất tốt dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng, đồng thời Chính phủ kịp thời có những chính sách hỗ trợ DN duy trì sản xuất, kinh doanh và vượt qua những khó khăn.

Đầu tư của DN Nhật Bản vào Việt Nam nói chung và các tỉnh thành phía Nam nói riêng tăng cao trong những năm qua và xu hướng này dự báo này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Hiện số lượng DN Nhật Bản đến đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh đứng thứ 5 trong số 110 quốc gia với tổng số vốn là 4,5 tỷ USD. Kim ngạch thương mại giữa TP. Hồ Chí Minh và Nhật Bản đã đạt trên 5,3 tỷ USD. Tại tỉnh Đồng Nai, tính đến nay DN Nhật đã đầu tư hơn 270 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 4,8 tỷ USD, xếp thứ ba trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào địa phương này.

Theo ông Hirai Shinji - Trưởng Đại diện Văn phòng- Tổ chức Xúc tiến ngoại thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP. Hồ Chí Minh, trước đây, hầu hết các công ty sản xuất của Nhật Bản coi Việt Nam là nơi sản xuất với lực lượng lao động trẻ và lành nghề. Nhưng gần đây, ngày càng nhiều công ty Nhật Bản, dù sản xuất hay hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đều coi Viêt Nam là thị trường có mức tiêu thụ ngày càng tăng. Họ kỳ vọng rằng, hoạt động kinh doanh của họ sẽ phát triển cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định của Việt Nam và đặc biệt là khả năng khống chế dịch bệnh tốt, phục hồi nền kinh tế đang diễn ra nhanh.

Sẵn sàng đón vốn

Đánh giá của JETRO cũng cho thấy trong 124 đề án đăng ký tham gia chương trình hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở nước ngoài của Chính phủ Nhật Bản mới đây hiện đã có 30 đề án đã được chấp thuận. Trong số này, 15 công ty sẽ mở rộng nhà máy tại Việt Nam, trong đó có cả những đơn vị đang đầu tư sản xuất kinh doanh tại đây.

Khảo sát đánh giá gần đây nhất của JETRO cũng cho thấy hiện có đến 63,9% DN Nhật Bản đang kinh doanh cho biết sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Đây là tỷ lệ cao nhất trong khối ASEAN và đứng thứ ba trong khu vực châu Á và châu Đại Dương. Điều này không có nghĩa là hơn 30 DN này sẽ hoàn toàn đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc. Họ có thể đồng thời duy trì sản xuất ở cả hai quốc gia.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy muốn mở cơ sở sản xuất ở các địa phương khác nhau các DN cần cân nhắc vị trí từ các tỉnh thành đến TP. Hồ Chí Minh bao xa, vận chuyển hàng hóa mất thời gian bao lâu, có kịp tiến độ sản xuất hay không... Nếu khắc phục được các rào cản hạ tầng, tối ưu sản xuất, Việt Nam sẽ tận dụng tốt làn sóng mở rộng đầu tư của DN Nhật Bản ra nước ngoài trong bối cảnh hậu đại dịch hiện nay - ông Hirai Shinji đánh giá.

Hiện TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương đã nhanh chóng mở rộng hoặc đầu tư mới các khu công nghiệp, hoàn thiện kết nối hạ tầng giao thông, nâng cấp chuỗi cung ứng logictics... để thật sự có môi trường đầu tư tốt, hạ tầng hoàn chỉnh đón các nhà đầu tư.

Theo ông Bùi Minh Trí- Trưởng ban quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bình Dương là một trong những điểm thu hút đầu tư nóng nhất cả nước. Vì vậy, Bình Dương có kế hoạch cải thiện hơn nữa kết nối bằng cách phát triển các tuyến đường thủy và trong tương lai là tuyến đường sắt để vận chuyển hàng hóa đến các cảng ở TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai nhanh nhất.

Tại TP. Hồ Chí Minh tập trung thực hiện chính quyền điện tử, đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ trong quản lý. Từ đó sẽ giảm được thời gian làm thủ tục hành chính, giảm tiếp xúc trực tiếp, giúp giảm được các chi phí không chính thức. TP cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia nước ngoài, nhà đầu tư đến làm việc sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

Từ phía Bộ Công Thương cũng đã sẽ tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài với mục tiêu tập trung thu hút, hợp tác đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Đây cũng chính là thế mạnh của các DN Nhật Bản. Sự hợp tác đầu tư này sẽ có tính bổ trợ, bổ sung cho nhau và cùng phát triển.

Ngọc Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Nhận diện tăng trưởng kinh tế dưới góc nhìn tốc độ và chất lượng

Nhận diện tăng trưởng kinh tế dưới góc nhìn tốc độ và chất lượng

Tốc độ và chất lượng tăng trưởng là hai nội dung có tầm quan trọng hàng đầu của kinh tế Việt Nam.
Đoàn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ và sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam

Đoàn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ và sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam

Với tốc độ tăng trưởng GDP cao, quy mô dân số 100 triệu người, lực lượng lao động dồi dào, Việt Nam đang có sức hút rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ.
TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững "ngôi vị quán quân" trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững "ngôi vị quán quân" trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh hiện thu hút được 12.520 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt 57,642 tỷ USD.
Bất động sản, kênh đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại

Bất động sản, kênh đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại

Tính đến tháng 2/2024, lĩnh vực bất động sản thu hút được 1.151 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 69,6 tỷ USD, xếp thứ 2/19 ngành hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.
Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu Công nghiệp Sông Khoai

Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu Công nghiệp Sông Khoai

Khu công nghiệp Sông Khoai của tỉnh Quảng Ninh sẽ có thêm nhà máy sản xuất vòng bi, thiết bị chuyển động tuyến tính với tổng mức đầu tư 57 triệu USD.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn của doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn của doanh nghiệp nước ngoài

Việt Nam đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các tập đoàn nước ngoài, tuy nhiên để biến sự quan tâm đó thành những dự án “tỷ đô” lại không hề đơn giản.
Giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu

Giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu

Việt Nam cần có thay đổi trong chính sách và định hướng thu hút, hỗ trợ đầu tư nước ngoài nhằm phù hợp với bối cảnh mới khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.
Đức tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Đức tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Đức bởi vị trí địa lý thuận lợi cùng thị trường người tiêu dùng trung lưu ngày càng lớn mạnh.
Doanh nghiệp cần làm gì để cân bằng giữa nhu cầu gọi vốn đầu tư và phát triển bền vững?

Doanh nghiệp cần làm gì để cân bằng giữa nhu cầu gọi vốn đầu tư và phát triển bền vững?

Doanh nghiệp cần có sự trang bị kỹ càng, thấu đáo khi tham gia thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) thu hút nguồn lực để mở rộng kinh doanh và phát triển bền vững.
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mở ra cơ hội “hút” các tập đoàn đa quốc gia

Quỹ Hỗ trợ đầu tư mở ra cơ hội “hút” các tập đoàn đa quốc gia

Ngoài ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư chiến lược, Quỹ Hỗ trợ đầu tư được thành lập sẽ tăng cơ hội “hút” các tập đoàn đa quốc gia.
Quảng Ninh: Địa phương có tiềm năng thu hút đầu tư nhất Việt Nam

Quảng Ninh: Địa phương có tiềm năng thu hút đầu tư nhất Việt Nam

Ông Watanabe Shige-Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nhận định, với lợi thế sẵn có, Quảng Ninh hiện là địa phương có tiềm năng thu hút đầu tư lớn nhất Việt Nam.
Hải Phòng: Tìm nhà đầu tư cho khu đô thị gần 5.000 tỷ đồng tại huyện An Dương

Hải Phòng: Tìm nhà đầu tư cho khu đô thị gần 5.000 tỷ đồng tại huyện An Dương

Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị tại xã Đồng Thái và xã An Đồng, huyện An Dương, TP. Hải Phòng có tổng mức đầu tư hơn 4.883 tỷ đồng.
4 nguyên tắc trong thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập

4 nguyên tắc trong thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đề xuất dự án thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập.
Vốn ngoại tiếp tục “đổ” vào các khu công nghiệp Đông Nam Bộ

Vốn ngoại tiếp tục “đổ” vào các khu công nghiệp Đông Nam Bộ

Dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào các địa phương khu vực Đông Nam Bộ như TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đồng Nai… trong 2 tháng đầu năm nay.
Australia đầu tư hơn 2 tỷ USD vào 45 tỉnh, thành tại Việt Nam

Australia đầu tư hơn 2 tỷ USD vào 45 tỉnh, thành tại Việt Nam

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện các doanh nghiệp Australia đã đầu tư vào Việt Nam 631 dự án, với tổng vốn đăng ký 2,037 tỷ USD.
Đồng Nai: Thu hút đầu tư FDI đã đạt khoảng 62,74% trong 2 tháng đầu năm 2024

Đồng Nai: Thu hút đầu tư FDI đã đạt khoảng 62,74% trong 2 tháng đầu năm 2024

Mới 2 tháng đầu năm 2024, nhưng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Đồng Nai đã đạt khoảng 62,74% kế hoạch năm.
Điểm danh Top 10 địa phương thu hút FDI 2 tháng đầu năm 2024

Điểm danh Top 10 địa phương thu hút FDI 2 tháng đầu năm 2024

Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên là 3 trong số 10 tỉnh, thành trên cả nước hấp dẫn đầu tư nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2024.
Phát huy hiệu quả động lực tăng trưởng từ đầu tư công

Phát huy hiệu quả động lực tăng trưởng từ đầu tư công

Với vai trò động lực, dẫn dắt nguồn vốn khu vực kinh tế ngoài nhà nước, năm 2024, đầu tư công tiếp tục được xác định là một động lực tăng trưởng kinh tế.
Thu hút FDI: Điểm sáng trong bức tranh kinh tế tháng 2 của Bắc Ninh

Thu hút FDI: Điểm sáng trong bức tranh kinh tế tháng 2 của Bắc Ninh

Mặc dù còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt như kỳ vọng, song dòng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bắc Ninh 2 tháng đầu năm nay lại khá tích cực.
Việt Nam là điểm đến hàng đầu cho đầu tư quốc tế

Việt Nam là điểm đến hàng đầu cho đầu tư quốc tế

Việt Nam sẽ có mức tăng mạnh nhất về sự thịnh vượng trong thập niên tới, khi củng cố được vị thế là trung tâm sản xuất toàn cầu.
FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

FDI vào Việt Nam đang dần tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao

Không chỉ có chiều hướng tăng lên, thu hút FDI vào Việt Nam thời gian gần đây tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao và những ngành mang tính chất mũi nhọn.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 2,1%

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 2,1%

2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt hơn 59,8 nghìn tỷ đồng, bằng 8,4% kế hoạch năm và tăng 2,1% so với cùng kỳ 2023.
Khẳng định sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam

Khẳng định sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam

Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, luôn dẫn đầu khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI 2 tháng đầu năm

Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI 2 tháng đầu năm

2 tháng đầu năm 2024, Hà Nội dẫn đầu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký gần 914,4 triệu USD.
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 17 dự án mới

2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 17 dự án mới

2 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 17 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 25 triệu USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động