Thứ sáu 27/12/2024 11:03

Các mối đe dọa thuế quan và kiểm nghiệm thặng dư thương mại kỷ lục của EU với Mỹ

Thặng dư thương mại châu Âu với Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2019, sự gia tăng có nguy cơ khiến Tổng thống Donald Trump tiến hành các mối đe dọa áp thuế đối với hàng hóa của Liên minh châu Âu nếu khối này không đồng ý với một thỏa thuận mới.

Thặng dư của EU với Mỹ đang ở mức 152,6 tỷ euro (165,5 tỷ USD) vào năm ngoái, tăng 11% so với năm 2018. Thặng dư thương mại là mục tiêu thường xuyên của chính quyền Tổng thống Trump mà mới ngày 14/2, Tổng thống Mỹ đã cho biết sẽ tập trung vào các cuộc đàm phán thương mại với EU sau một thỏa thuận gần đây với Trung Quốc. Mỹ muốn đạt được thỏa thuận với EU trước cuộc bầu cử tháng 11 và đã đe dọa sẽ tăng thuế đối với hàng hóa châu Âu nếu cuộc đàm phán thất bại.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Sau 10 năm qua, Mỹ đã có một sự thâm hụt rất lớn với châu Âu. Các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và EU đã tiến triển rất ít do một số khác biệt, đáng chú ý nhất là sự kiên quyết của Mỹ về việc EU mở cửa thị trường nông sản khổng lồ cho các doanh nghiệp Mỹ. Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu hôm 14/2 cũng cho biết, 27 thành viên của khối liên minh đã nhập khẩu 231,7 tỷ euro hàng hóa từ Mỹ trong năm 2019, tăng 8,6% so với năm 2018. Nhưng xuất khẩu của châu Âu sang Mỹ đã tăng 9,5% lên 384,4 tỷ euro. Trong số các hàng hóa được chính quyền Tổng thống Trump chọn để tăng thuế là ô tô. Theo nghiên cứu của Rabobank, việc tăng thuế nhập khẩu của Mỹ đối với ô tô sẽ ảnh hưởng đến Đức đặc biệt khó khăn, với sản xuất của ngành công nghiệp ô tô lớn nhất châu Âu giảm tới 5% nếu áp thuế 25%.

Cú đánh mới đó sẽ rơi vào thời điểm đầy thách thức đối với Đức. Số liệu cũng được công bố hôm 14/2 cũng cho thấy, nền kinh tế Đức bị đình trệ vào cuối năm ngoái, khi cường quốc xuất khẩu phải vật lộn với căng thẳng trong thương mại toàn cầu, sự hỗn loạn trong ngành công nghiệp ô tô lớn và sự suy giảm ở Trung Quốc. Nền kinh tế của nước này tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong sáu năm trong năm 2019, bị kìm hãm bởi sự sụt giảm xuất khẩu sang Mỹ và giảm doanh số xuất khẩu sang Trung Quốc. Sự gia tăng doanh số bán hàng đến Mỹ là một điểm sáng, mặc dù nhập khẩu thậm chí còn tăng nhanh hơn, dẫn đến thu hẹp thặng dư thương mại.

Sự chậm lại của tăng trưởng kinh tế ở Đức đã gợn sóng trên toàn bộ lục địa, gây ra một đợt kích thích tài khóa mới vào tháng 9 năm ngoái từ Ngân hàng Trung ương châu Âu. Các nhà kinh tế kỳ vọng sự sụt giảm có thể sâu sắc hơn nếu dịch virus corona (Covid-19) ở Trung Quốc tấn công vào chuỗi cung ứng toàn cầu mà các ngành sản xuất xe hơi và hàng hóa định hướng xuất khẩu của Đức phụ thuộc vào. Tăng trưởng của Đức có thể sẽ chậm hơn tới 0,5% vào năm 2020. Xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc có thể giảm khoảng 5% trong quý đầu năm 2020 do đình trệ hoạt động bởi virus corona, cắt giảm khoảng 0,2 điểm phần trăm sự tăng trưởng của Đức, đặc biệt là khi một số công ty có thể bị thiếu hàng từ Trung Quốc.

Nhưng Đức không chỉ là điểm yếu của EU. Một tuyên bố riêng biệt từ Cơ quan thống kê EU hôm 14/2 cho thấy, không có ai trong số ba nền kinh tế lớn nhất khối liên minh có thể ghi nhận sự gia tăng hoạt động kinh tế trong ba tháng cuối năm 2019, với Pháp và Italia trải qua các cơn suy giảm cục bộ. Tây Ban Nha và Hà Lan chỉ tăng 0,2% trong tổng sản phẩm quốc nội của khu vực eurozone vào cuối năm ngoái.

Theo các nhà kinh tế, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ở Mỹ là một lý do khiến thâm hụt thương mại với EU gia tăng, với việc cắt giảm thuế gần đây đã thúc đẩy chi tiêu cao hơn của các doanh nghiệp và hộ gia đình, một số trong đó là nhập khẩu. Trong khi các khiếu nại của Mỹ tập trung vào sự bảo hộ của EU đối với nông dân và các rào cản khác đối với thương mại, chính quyền Tổng thống Trump cũng đã thúc giục các chính phủ châu Âu, và đặc biệt là Đức, cắt giảm thuế để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng Chính phủ Đức đã cho biết họ không có kế hoạch tăng cường chi tiêu.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/12: Nga cải tiến 'UAV sát thủ'; Ukraine tấn công kho đạn Nga tại Rostov

Điểm danh hàng loạt tập đoàn lớn 'rót tiền' vào lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/12: Nga dội 'bão lửa' dồn dập, cảnh báo đanh thép Ukraine

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/12/2024: Hướng đi mới cho hòa bình ở Ukraine; Moldova vô tình thành tâm điểm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/12: Nga đối mặt nguy cơ 'chảy máu' thiết giáp; Ukraine thất thủ trên toàn chiến tuyến?

Truyền hình Mỹ: Việt Nam đang hưởng lợi lớn từ sự dịch chuyển dòng vốn FDI

Rơi máy bay chở khách ở Kazakhstan, chưa rõ thương vong

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/12: Nga hé lộ thời gian Kurakhovo thất thủ; phòng tuyến Ukraine bên bờ sụp đổ

Báo Nga: Sẽ có nhiều 'bất ngờ lớn' trong quá trình đàm phán hòa bình Nga - Ukraine

Châu Âu rút khí đốt dự trữ với tốc độ chưa từng thấy

Chiến sự Nga-Ukraine 25/12/2024: Nga chiếm thế chủ động trên toàn chiến tuyến; hé lộ điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?

Hé lộ nguyên nhân vụ cháy tại tháp Eiffel

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/12: Nga sắp tấn công vào Orekhov; Ukraine tung đòn hiểm vào “trái tim” phòng thủ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm

Tàu chở hàng Nga gặp nạn tại Địa Trung Hải, 2 thủy thủ mất tích