Thứ hai 18/11/2024 18:20

Các khu công nghiệp Vĩnh Phúc: Cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 4 dự án FDI

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho 4 dự án FDI và điều chỉnh tăng vốn cho 9 dự án.

Trong đó, 4 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới có tổng vốn đăng ký hơn 75 triệu USD và 9 lượt dự án tăng vốn có tổng vốn đầu tư tăng thêm gần 100 triệu USD.

Đến nay, số dự án còn hiệu lực trong các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Vĩnh Phúc là 449 dự án, gồm 97 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 26.707 tỷ đồng và 352 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 5.947,88 triệu USD. Trong đó, có 390 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 87% tổng số dự án; 10 dự án đang triển khai xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị nhà xưởng; 40 dự án mới cấp và đang làm các thủ tục triển khai dự án; 5 dự án đang thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Lãnh đạo Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc chúc mừng Công ty TNHH Piaggio Việt Nam tăng vốn đầu tư

Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đang đôn đốc Công ty HDTC đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Bá Thiện (phân khu I); đôn đốc các nhà đầu tư và các cơ quan liên quan để đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đối với các KCN: Sơn Lôi; Thái Hòa-Liễn Sơn-Liên Hòa khu vực 2 (giai đoạn 1); Nam Bình Xuyên.

Tỉnh Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận quy hoạch 19 KCN với tổng diện tích là 5.487,31 ha. Đến nay, đã có 16 KCN được thành lập (quyết định chủ trương đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 15.548,018 tỷ đồng và 212,53 triệu USD, trong đó, có 9 KCN đã đi vào hoạt động.

Cơ sở hạ tầng của các KCN được xây dựng tương đối đồng bộ và hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một số KCN đã cho thuê hết 100% đất công nghiệp. Các KCN còn lại đang triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Vĩnh Phúc

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024

TP. Cần Thơ: Vì sao thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng?