Thứ hai 25/11/2024 18:36

Các hồ chứa thuỷ điện ở Nghệ An tăng lưu lượng xả để chống hạn

Khắc phục tình trạng hàng nghìn ha lúa bị thiếu nước, tỉnh Nghệ An vừa thống nhất phương án tăng lưu lượng xả tại hồ chứa thuỷ điện để chống hạn.

Cụ thể, UBND tỉnh Nghệ An đã thống nhất phương án điều tiết lưu lượng các hồ chứa thủy điện: Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê trong thời gian từ nay đến hết ngày 26/4/2023, như đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này.

Để đảm bảo nguồn nước cho các trạm bơm dọc sông Lam hoạt động, nhất là các trạm bơm thuộc địa bàn các huyện Đô Lương, Thanh Chương, UBND tỉnh Nghệ An đã có Văn bản số 3060/UBND- NN, thống nhất phương án vận hành điều tiết nước các hồ chứa thuỷ điện Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê.

Hồ chứa thuỷ điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương (Nghệ An)

Cụ thể, từ ngày 22/4/2023 đến hết ngày 26/4/2023, hàng ngày, các hồ chứa thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê vận hành xả nước xuống hạ du như sau: Hồ Bản Vẽ vận hành bảo đảm tổng lưu lượng xả trung bình không nhỏ hơn 200,0 m3/s; hồ Khe Bố vận hành xả nước liên tục không ít hơn 13 giờ/ngày phải đảm bảo lưu lượng xả không nhỏ hơn 280,0 m3/s, thời gian còn lại đảm bảo lượng xả không nhỏ hơn 95,5 m3/s; hồ Chi Khê vận hành xả nước liên tục với tổng lưu lượng xả tương đương lưu lượng đến hồ.

Thời gian từ ngày 27/4/2023 đến hết ngày 30/4/2023, các hồ chứa thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê vận hành điều tiết nước và nội dung khác giữ nguyên như Công văn số 2641/UBND-NN ngày 11/4/2023 của UBND tỉnh Nghệ An. Cụ thể, hàng ngày hồ Bản Vẽ vận hành bảo đảm tổng lưu lượng xả trung bình không nhỏ hơn 65 m3/s, hồ Khe Bố vận hành xả nước liên tục với lưu lượng không nhỏ hơn 95,5m3/s, hồ Chi Khê vận hành xả nước liên tục với tổng lưu lượng xả tương đương với lưu lượng đến hồ.

Công văn cũng nêu rõ, trong quá trình thực hiện, căn cứ tình hình thực tế dùng nước và điều kiện thời tiết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đề nghị xả nước hồ thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê với lưu lượng nước phù hợp để đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất, dân sinh cho vùng hạ du hiệu quả, tiết kiệm.

Thời điểm này, mực nước sông Lam đang xuống thấp, các trạm bơm dọc sông Lam không hoạt động được, dẫn đến trên địa bàn huyện các Thanh Chương, Đô Lương (Nghệ An) có trên 1.000 ha lúa bị thiếu nước. Đây là một trong những thời kỳ dùng nước cao điểm. Nếu trong những ngày tới tiếp tục không có nước thì nguy cơ lúa bị giảm năng suất, sản lượng là rất lớn.

Trong khi đó, theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, thời gian tới trên địa bàn không có mưa, mực nước sông Lam có xu hướng giảm.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau