Các Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp: Đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương!

Việc hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, mục tiêu trong Kế hoạch năm 2020, ngành Công Thương đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước ở mức 2,91%. Bộ Công Thương đã nhận được sự đánh giá cao từ các bộ, ngành, địa phương khi tiến hành tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 vào sáng ngày 7/1.
Ngành Công Thương tạo dấu ấn nổi bật trong năm 2020! Vượt khó khăn, ngành Công Thương “về đích” các chỉ tiêu 2020

Tạo dấu ấn tích cực

Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ trong năm 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhìn nhận, trong bối cảnh dịch COVID-19 cũng như các thách thức về kinh tế, chính trị thế giới, ngành Công Thương Việt Nam đã đạt nhiều chỉ tiêu tích cực. Đơn cử, duy trì xuất khẩu được 281,5 tỉ USD, tăng 6,5%, với mức xuất siêu cao kỷ lục 19,1 tỉ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm thứ hai liên tiếp đạt mức trên 500 tỷ USD.

Ngành Công Thương đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020

Đáng chú ý, các ngành công nghiệp vượt qua khó khăn trong bối cảnh đứt gãy các chuỗi cung ứng với mức tăng 3,36%, riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức cao 5,82%, tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng. Hội nhập được duy trì, thúc đẩy với nhiều phương thức, sáng kiến mới, ký kết và triển khai thực thi các FTAs như CPTPP, EVFTA, RCEP, UKVFTA...

Đánh giá về kết quả của Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định, kết quả ngành Công Thương đạt được góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp, đặc biệt là giúp tái cơ cấu công nghiệp đi đúng hướng, giúp cho ngành nông nghiệp có các trang thiết bị sản xuất; nguồn điện cung ứng đảm bảo, giúp duy trì sản xuất, chế biến nông nghiệp.

Ngành Công Thương đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020
Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - đánh giá cao kết quả của ngành Công Thương năm 2020

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ ra, về thương mại, từ năm 1995, Việt Nam mới chính thức bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, đồng thời là thành viên ASEAN. Dù năm 2007, Việt Nam mới là thành viên của WTO, nhưng đến nay chúng ta đã mở cửa hội nhập, thay đổi cục diện đất nước, chủ động tiếp cận hội nhập quốc tế. Năm 2020 dù đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng ta vẫn ký được Hiệp định RCEP, thực hiện hiệu quả EVFTA mang lại kết quả ấn tượng cho xuất nhập khẩu. “Đặc biệt, ngành Công Thương và nông nghiệp đã vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19. Khi EVFTA có hiệu lực, 2 Bộ trưởng rốt ráo trực tiếp triển khai để tận dụng hiệu quả hiệp định, cùng đồng lòng và hành động. Năm vừa rồi, tất cả các Sở Công Thương và nông nghiệp cùng làm OCOP, triển lãm, nông nghiệpđể tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ.

Đáng chú ý, với sản phẩm OCOP, hiện cả nước có 3.400 sản phẩm, với hơn 2.000 sản phẩm cấp 3 sao trở lên, cho thấy sự phối hợp trong sản xuất, tổ chức kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm giữa hai Bộ rất hiệu quả. Đặc biệt, xuất khẩu nông sản năm 2020 đạt hơn 41 tỷ USD, tới nhiều thị trường thế giới, sang EU và Nhật Bản đều tăng. Đây là kết quả cao nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai bộ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, năm 2021, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để mang lại kết quả cao trong tiêu thụ nông sản.

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - cũng cho hay, Bộ Công Thương là Bộ có rất nhiều nhiệm vụ, nhưng không có nhiệm vụ nào quá hạn. Trong đó, Bộ Công Thương đã tham mưu trực tiếp để đưa hội nhập bứt phá, đàm phán ký kết nhiều FTA. Thực tế, chưa giai đoạn và nhiệm kỳ nào mà chúng ta có nhiều hiệp định, triển khai thực thi có hiệu quả như vậy. Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn, ta vẫn ký Hiệp định RCEP, UKVFTA. “Cũng chưa có giai đoạn nào ta có tăng trưởng xuất khẩu, xuất siêu tốt như lúc này, khi Việt Nam duy trì xuất siêu trong 5 năm liên tiếp” - ông Mai Tiến Dũng nêu cụ thể.

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thông tin thêm, trong cải cách thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với Bộ Công Thương cải cách thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cơ bản thực hiện cấp độ 3 và cấp độ 4. Bộ Công Thương cũng đã góp phần cắt giảm 95% thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm, cho phép doanh nghiệp tự công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn, cấp C/O cũng rất thuận tiện. “Bộ Công Thương còn tiên phong trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia, giúp hàng hóa thông quan thuận tiện, tạo môi trường cạnh tranh, gia nhập thị trường hàng hóa của doanh nghiệp thuận lợi hơn” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Tiếp tục thể hiện vai trò cầu nối với địa phương và doanh nghiệp

Chia sẻ tại hội nghị, ông Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang - cho biết, Bắc Giang với tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng đầu toàn quốc, đạt 13,02%; thu nhập bình quân đầu người đạt 2.900 USD (tăng 14,2% so với năm 2019), với động lực chính là ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Ngành Công Thương đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020

Đáng chú ý, năm 2020, xuất nhập khẩu của Bắc Giang cao nhất từ trước đến nay với trên 21,8 tỷ USD, xuất khẩu đạt trên 11 tỷ USD. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19, các chương trình xúc tiến tiêu thụ vải thiều đã được triển khai thành công với sản lượng tiêu thụ 160 nghìn tấn, giá bán cao và ổn định suốt mùa vụ. Lần đầu tiên vải thiều của tỉnh Bắc Giang xuất khẩu thành công sang thị trường Nhật Bản, bưởi xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga..

Tuy nhiên, Bắc Giang cũng kiến nghị Bộ Công Thương đồng thuận với địa phương về các phương án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; sớm phê duyệt quy hoạch điện VIII, trong đó giúp tỉnh Bắc Giang phát triển nguồn điện gió 600-700MW, nguồn điện mặt trời 2.300MW, phát triển lưới truyền dẫn phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang đang triển khai dự án logistics quốc tế, hiện nay đang hoàn thiện đầu tư xây dựng. Khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động sẽ giải quyết được rất nhiều khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận trong việc thực hiện các khâu: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác… “Đề nghị, Bộ Công Thương cho phép thành lập Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Bắc Giang, với chức năng giúp Cục Xuất nhập khẩu cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho hàng hóa xuất khẩu, giấy chứng nhận gia công hàng hóa, giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định” - lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đề xuất.

Đưa ra bức tranh về phát triển ngành công nghiệp ô tô, theo ông Lê Ngọc Đức - Tổng giám đốc Thành Công Motor Việt Nam, ngành công ô tô phát triển muộn hơn 30 năm, trong khi đó các nước khu vực đã phát triển từ những năm 1960. Với quy mô 90 triệu dân, ngành công nghiệp ô tô hoàn toàn có những chính sách để phát triển tốt.

Thời gian qua, Thành Công Motor đã hoàn thành mục tiêu đặt ra, khởi công nhiều nhà máy, có cơ hội đóng góp sự phát triển toàn ngành, nhiều sản phẩm đang xuất khẩu ra nhiều thị trường. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp như Thaco, Vinfast… đã đạt thành tựu nhờ tiềm lực lớn. Lượng xe sản xuất và lắp ráp tăng số lượng, nhưng ưu thế chỉ đạt được nếu được hưởng lợi từ các FTA.

Ông Lê Ngọc Đức nêu rõ, tại thời điểm này, các doanh nghiệp ô tô phải đối mặt khó khăn chưa từng có, nhưng với sự sâu sát kịp thời của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương các doanh nghiệp vượt qua khăn, sản lượng chỉ sụt giảm 10%. Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn nhờ các chính sách ngắn hạn như đẩy mạnh sản lượng bán ra nhờ chính sách thuế kịp thời, tạo động lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước; chủ động bám sát biến động thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đơn cử về chính sách, Bộ Công Thương đã tích cực đổi mới, lấy ý kiến doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các bên liên quan từ lúc lên ý tưởng, đóng góp chính sách thực tế hiệu quả hơn” - Tổng giám đốc Thành Công Motor Việt Nam thừa nhận.

Các Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp: Đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương!
Ông Lê Ngọc Đức – Tổng giám đốc Thành Công Motor Việt Nam - phát biểu tại hội nghị

Tuy nhiên, Thành Công Motor cũng kiến nghị, trong bối cảnh các FTA có hiệu lực, áp lực ô tô nhập khẩu đang ngày càng lớn, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xây dựng chính sách thúc đẩy nội địa hóa; chính sách ưu đãi nhập khẩu linh kiện cần gia hạn và duy trì trong thời gian tới, tạo động lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô; bổ sung mặt hàng ô tô vào danh mục khuyến khích sản xuất, từ đó nâng tầm công nghiệp ô tô. “Đặc biệt, doanh nghiệp cũng đề xuất cần ban hành các hàng rào thuế quan để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như minh bạch trong kinh doanh, tránh những gian lận về nguồn gốc xuất xứ, gian lận về thương mại trong kinh doanh để bảo vệ sản xuất trong nước” - ông Lê Ngọc Đức đề xuất.

Dưới góc độ doanh nghiệp bán lẻ, ông Nguyễn Anh Đức - Tổng giám đốc Saigon-Co.op - cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng triển khai kích cầu trong bối cảnh bình thường mới, thời gian qua Saigon Coop đã cung ứng đầy đủ hàng thiết yếu, hàng chống dịch, không để xảy ra thiếu hàng, đảm bảo an ninh lương thực, chuẩn bị đầy đủ hàng hóa cho các vùng dịch bệnh.

Cũng trong năm trong năm 2020, Saigon-Co.op đã thực hiện hỗ trợ cung ứng đầy đủ cho người dân các vùng ảnh hưởng bão lũ, thể hiện vai trò tiên phong thực thi chỉ đạo Bộ Công Thương không để ai bị bỏ lại phía sau. “Thực hiện thành công các chính sách vĩ mô về bình ổn thị trường, người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” - ông Nguyễn Anh Đức khẳng định.

Đón đầu thị trường cuối năm với nhiều khó khăn, biến động do bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, ông Nguyễn Anh Đức cho biết, với chỉ đạo của Bộ Công Thương, Saigon-Co.op đã chuẩn bị hàng hóa ngay từ giữa năm với tổng trữ lượng lên đến gần 5.000 tỷ đồng, ngoài việc đảm bảo giá cả bình ổn, còn cam kết đủ hàng thiết yếu phục vụ cho người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán năm 2021.

Ngành Công Thương đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - phát biểu tại hội nghị

Xoáy sâu vào góc độ tận dụng cơ hội từ các FTA, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - ông Vũ Tiến Lộc - cũng nhấn mạnh, thời gian tới Bộ Công Thương tiếp tục thực thi các FTA quyết liệt, hiệu quả hơn. Chủ tịch VCCI ví von việc thực hiện các FTA rất tích cực - “đầu voi đuôi khủng long”, giúp ích cho quá trình hội nhập, tận dụng cơ hội từ các FTA hiệu quả hơn. “Đơn cử như việc Bộ Công Thương triển khai Cổng thông tin về các FTA rất hữu ích, nhưng làm sao để cổng thông không chỉ riêng của Bộ Công Thương mà phải liên ngành, liên bộ, liên địa phương. Bộ Công Thương đóng vai trò như điều phối. Doanh nghiệp chỉ cần đến một địa chỉ có thể liên thông tất cả. Cộng đồng doanh nghiệp rất mong muốn Bộ Công Thương thể hiện vai trò "nhạc trưởng" trong quá trình thực thi FTA” - ông Vũ Tiến Lộc gợi mở.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Chiều ngày 21/11, tại họp báo thường kỳ, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng, thông tin về những động thái mới nhất của Philippines, Trung Quốc trên Biển Đông.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Chiều 21/11, tại họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông tin với báo chí về việc tiếp nhận máy bay huấn luyện T-6C từ Hoa Kỳ.
Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khuyến cáo, các công dân Việt Nam không đến Ukraine thời điểm này, trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Chiều 21/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình Đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Quốc hội sẽ họp về công tác nhân sự.

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Theo chuyên gia, khoảng 30 nguy cơ đe doạ an ninh phi truyền thống đã, đang và sẽ tiếp tục nổi lên. Trong đó có 5 nguy cơ mà chúng ta phải lưu tâm.
Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Theo đại biểu Quốc hội, hiện trạng bất động sản hiện có rất nhiều vấn đề như giá bất động sản phi mã, người nghèo, lao động, công chức rất khó có thể mua được.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị ở mức độ cao.
Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng không đạt tiêu chuẩn nên phải tìm mỏ khác thay thế.
Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Ngày 20/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược.
Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây đã nhắc lại giá trị của phong trào bình dân học vụ và đề xuất một cách tiếp cận mới: Phát động phong trào bình dân học vụ số.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Ngày 20/11, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Bí thư về điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 'Hôm nay, tôi là người hạnh phúc nhất trên thế gian này'

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 20/11 năm nay có một điều rất đặc biệt, niềm hạnh phúc của các nhà giáo đó là Quốc hội thảo luận về Luật Nhà giáo.
Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng thăm chính thức Cộng hòa Dominica, phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Cộng hòa Dominica Lê Quang Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đề cập về việc dạy thêm, học thêm, đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các cơ quan để đưa ra cơ chế quản lý đối với vấn đề này.
Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Từ thực tiễn, kinh nghiệm quản lý trong ngành giáo dục, đại biểu Quốc hội cho biết, hiện trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ đang ngày càng trầm trọng.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự án Luật Nhà giáo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Ngày 19/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng, Hội nghị G20.
Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp

Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp 'trồng người'

Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương nói chung, đội ngũ những người làm công tác giáo dục nói riêng đã luôn nỗ lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm các học sinh còn mất tích trong vụ 06 học sinh bị đuối nước nghiêm trọng tại Phú Thọ, sớm khắc phục hậu quả.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các địa phương đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, không để tình trạng dự án chờ mặt bằng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động