Thứ tư 01/01/2025 09:56

Cà phê Việt tăng thị phần tại thị trường Hy Lạp

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hy Lạp chiếm 7,26% trong quý I/2021, cao hơn so với 7,03% trong quý I/2020.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế cho biết, nhập khẩu cà phê của Hy Lạp giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 1,12%/năm. Trong khi đó, nhập khẩu cà phê của Hy Lạp từ Việt Nam giảm bình quân 0,4%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, từ 5,34 nghìn tấn năm 2016 xuống 3,41 nghìn tấn năm 2020.

Hy Lạp đứng ở vị trí thứ 15 trong danh sách các quốc gia tiêu thụ cà phê hàng đầu trên thế giới

Cập nhật số liệu thống kê cho thấy, trong quý I/2021, Hy Lạp nhập khẩu cà phê đạt 10,2 nghìn tấn, trị giá 48,4 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 5,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hy Lạp đạt 4.737 USD/tấn, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Hy Lạp tăng từ hầu hết các thị trường cung cấp, nhưng giảm từ Brazil và Việt Nam.

Tuy nhiên, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hy Lạp vẫn chiếm 7,26% trong quý I/2021, cao hơn so với 7,03% trong quý I/2020.

Theo Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), 40% người dân Hy Lạp thưởng thức cà phê tại quán và 60% tại nhà. Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 là một trong những nguyên nhân khiến nhập khẩu cà phê của Hy Lạp giảm trong năm 2020 và quý I/2021.

Hy Lạp đứng ở vị trí thứ 15 trong danh sách các quốc gia tiêu thụ cà phê hàng đầu trên thế giới, mức tiêu thụ bình quân đầu người hàng năm là 5,5 kg/người/năm. Hy Lạp được coi là thị trường nhập khẩu cà phê tiềm năng của Việt Nam.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Giá cà phê hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD