Thứ hai 25/11/2024 16:10

Cà phê Việt tăng mạnh thị phần tại thị trường Nhật Bản

6 tháng đầu năm 2020, Nhật Bản tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam nhưng giảm mạnh nhập khẩu từ Brazil.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 8/2020 ước đạt 98,724 nghìn tấn, trị giá 176,54 triệu USD, so với tháng 8/2019 giảm 13,52% về lượng và giảm 10,45% về kim ngạch. Cộng dồn 8 tháng đầu năm ước đạt 1,150 triệu tấn và trị giá 1,963 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2019 giảm 2% về lượng và giảm 2,11% về giá trị.

Trong Top 5 thị trường xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu năm 2020 lần lượt là Đức, Mỹ, Ý, Nhật Bản và Tây Ban Nha, nhưng trong đó chỉ có thị trường Nhật Bản là tăng cả lượng và giá trị, 4 thị trường còn lại đều sụt giảm. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản đạt 67,703 nghìn tấn, trị giá hơn 117 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 13,84% về lượng và tăng 15,08% về kim ngạch. Ngoài việc tăng cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu, giá cà phê Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản cũng tăng so với đối thủ cạnh tranh là Brazil.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho thấy, nhập khẩu cà phê của Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 201,9 nghìn tấn, trị giá 569,22 triệu USD, giảm 14,8% về lượng và giảm 14,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu chủng loại cà phê Arabica hoặc Robusta chưa rang, chưa khử cafein (HS 090111), tốc độ nhập khẩu giảm 14,7% về lượng và giảm 15,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 197,1 nghìn tấn, trị giá 513,42 triệu USD.

Thị phần cà phê Việt tại thị trường Nhật Bản tăng mạnh

Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2020 ở mức 2.820 USD/tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Nhật Bản từ Việt Nam tăng 1,6%, lên 1.666 USD/tấn; từ Brazil ổn định ở mức 2.681 USD/tấn.

6 tháng đầu năm 2020, Nhật Bản tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam nhưng giảm mạnh nhập khẩu từ Brazil. Cụ thể, nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 58,3 nghìn tấn, trị giá 97,1 triệu USD, tăng 25,5% về lượng và tăng 27,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 19,6% trong 6 tháng đầu năm 2019, lên 28,9% trong 6 tháng đầu năm 2020.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Brazil giảm 38,3% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 55,1 nghìn tấn, trị giá 147,71 triệu USD. Thị phần cà phê Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm từ 37,7% trong 6 tháng đầu năm 2019, xuống còn 27,3% trong 6 tháng đầu năm 2020.

Theo các chuyên gia, nhờ hương vị mạnh, thơm nồng và giá rẻ, cà phê robusta của Việt Nam đang thiết lập sự hiện diện vững chắc tại thị trường Nhật Bản, đe dọa ngôi vị dẫn đầu của Brazil với tư cách là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất sang Nhật Bản.

Mặt khác, sự gần gũi về vị trí địa lý giúp cà phê robusta của Việt Nam có lợi thế ở thị trường Nhật Bản vì quãng đường vận chuyển cà phê từ Việt Nam sang Nhật Bản chỉ bằng một nửa so với cà phê arabica từ các nước Mỹ Latin. Trong các nước sản xuất cà phê ở Đông Nam á, Việt Nam là nước bảo đảm nguồn cung ổn định hơn cả nhờ sản lượng lớn. Đây là cơ hội cho ngành cà phê Việt Nam ở thị trường này.

Hầu hết cà phê hạt của Việt Nam là Robusta. So với loại Arabica của Brazil có vị ngọt, nhẹ và giá thành cao hơn, loại Robusta của Việt Nam cho vị cà phê đậm hơn và đôi khi hơi đắng. Thị phần cà phê Robusta tăng là do nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản muốn thử vị cà phê ngon và có giá thành thấp này.

Cà phê Robusta không thể thay thế cà phê Arabica hoàn toàn nhưng nhiều chuyên gia trong ngành cà phê cho biết, nhu cầu hòa trộn cà phê Robusta và Arabica đang tăng nhanh.

Nhật Bản một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng đối với nông sản nói chung và cà phê Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe đối với hàng nhập khẩu. Với hàng nông sản nhập khẩu, Nhật Bản không chỉ đơn thuần tiến hành kiểm tra, xét nghiệm tồn dư về thuốc bảo vệ thực vật hoặc dư lượng kháng sinh mà phía bạn còn phải nắm bắt được việc trồng trọt, nuôi trồng theo kỹ thuật nào, bón những loại phân gì, xử lý sâu bệnh ra sao…

Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp và các ngành hàng nói chung và ngành cà phê nói riêng cần nghiên cứu, khảo sát cụ thể nhu cầu của thị trường, xây dựng chiến lược marketing phù hợp.

Các sản phẩm có mẫu mã, màu sắc, bao bì sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời, tích cực tham gia các hội thảo, giao thương chương trình xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu hàng hóa cũng như thế mạnh của doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường kinh doanh...

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Nhật Bản

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính