Thứ sáu 08/11/2024 10:25

Buôn lậu, gian lận thương mại: Vẫn diễn biến phức tạp

Từ nay đến cuối năm, nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng sẽ tăng cao, nhất là khi dịch Covid-19 trong nước đã cơ bản được kiểm soát. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng sẽ gia tăng gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, buôn lậu.
Số vụ khởi tố tăng

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, 9 tháng năm 2021, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn biến phức tạp ở một số tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, với phương thức, thủ đoạn tinh vi. Một số đối tượng đặt sản xuất hàng giả, hàng nhái từ nước ngoài rồi nhập lậu về tiêu thụ trong nước. Lo ngại hơn là tình trạng các đối tượng lợi dụng không gian mạng thông qua các website, trang mạng xã hội như facebook, zalo... để rao bán, quảng cáo, khuyến mãi nhiều mặt hàng giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng.

Tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi gian lận thương mại

Đáng chú ý, trong thời kỳ dịch bệnh, đã xuất hiện phương thức mới trong việc vận chuyển hàng lậu, hàng cấm là lợi dụng xe được cấp giấy nhận diện phương tiện ưu tiên theo "luồng xanh" vận chuyển hàng hóa thiết yếu, phục vụ sản xuất, xuất khẩu và lưu thông thông suốt qua chốt kiểm soát dịch Covid-19 để vận chuyển, mua bán trái phép hàng lậu, hàng cấm…

Số liệu thống kê từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho thấy, tính đến hết tháng 9/2021, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 100.290 vụ việc vi phạm (giảm gần 300% so với cùng kỳ), thu nộp ngân sách nhà nước 7.519 tỷ đồng. Nhưng số vụ khởi tố là 1.615, với 2.148 đối tượng tăng hơn 90% so với cùng kỳ.

Cần các kế hoạch chuyên đề

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp. Tại các tỉnh biên giới, hoạt động của các đối tượng có sự liều lĩnh và dùng mọi thủ đoạn để vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa trái phép qua biên giới.

Phó Thủ tướng yêu cầu, Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, phát hiện và xử lý kịp thời những cán bộ có dấu hiệu tiêu cực, bảo kê tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời, cần nắm chắc tình hình, nhận diện rõ phương thức, thủ đoạn và có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, đánh trúng, đánh đúng, đấu tranh ngăn chặn, triệt phá các vụ vi phạm.

"Đặc biệt, khi Việt Nam đang chuyển sang trạng thái bình thường mới, nhu cầu hàng hóa, nguyên vật liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu tăng trở lại, cần tập trung chống gian lận, giả mạo xuất xứ để giữ gìn, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, cũng như sức cạnh tranh của nền kinh tế" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh đồng thời chỉ đạo các lực lượng xây dựng kế hoạch chuyên đề liên quan đến các nhóm mặt hàng đang tăng giá như: Xăng dầu, khoáng sản, nguyên, vật liệu phục vụ cho quá trình tái khởi động nền kinh tế; các mặt hàng dễ làm giả và buôn lậu nhiều.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhập lậu, đặc biệt là hàng hóa liên quan đến sức khỏe của nhân dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác phòng, chống gian lận thương mại điện tử.
Tuệ Minh
Bài viết cùng chủ đề: Buôn lậu

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Cần Thơ: Tăng cường kiểm tra, chống buôn lậu, hàng giả đợt cao điểm cuối năm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Buôn lậu, gian lận thương mại trên biển diễn biến phức tạp

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội phát huy 'sức mạnh', triệt phá hàng ngàn vụ vi phạm buôn lậu, hàng giả

Lào Cai: Xử phạt hộ kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu Apple

Tháng 10/2024, Quản lý thị trường Long An thu nộp ngân sách hơn 1,7 tỷ đồng

Hà Nội thu giữ hàng chục xe điện không rõ nguồn gốc, cấm lưu thông trên thị trường

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ số lượng lớn hàng hoá vi phạm tại 2 cơ sở kinh doanh

Bình Phước: Kiểm tra 66 tổ chức, cá nhân dịp cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Nghệ An: Xử phạt chủ cơ sở kinh doanh 400kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quản lý thị trường Cao Bằng tuyên truyền pháp luật tại Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Nghệ An: Tiêu hủy 400kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Trị: Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp cuối năm

Tây Ninh: Quản lý thị trường 'mạnh tay' với vi phạm trên thương mại điện tử

Đà Nẵng: Phát hiện 2 cửa hàng giả mạo nhãn hiệu Hermes, Chanel, Gucci, Adidas

Hà Nội đẩy mạnh kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại các bếp ăn trường học

Quản lý thị trường Cao Bằng triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tăng cường thanh tra, kiểm tra, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Quản lý thị trường Nghệ An triển khai đợt cao điểm dịp Tết Nguyên đán 2025

Bạc Liêu: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm