Thứ bảy 28/12/2024 15:51

BRICS tăng cường ảnh hưởng trong nền kinh tế thế giới

Tuần qua, dư luận thế giới đặc biệt quan tâm tới Hội nghị thượng đỉnh nhóm 5 nền kinh tế đang nổi hàng đầu thế giới gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS) khai mạc tại thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Lãnh đạo các nước tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS.

 - Tham dự hội nghị có các nhà lãnh đạo 5 quốc gia, gồm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Braxin Dilma Rousseff, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma. Hội nghị diễn ra đúng thời điểm hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 khai mạc tại Washington, Mỹ (15/4) nên BRICS tuy là diễn đàn mới nhưng tiếng nói đang ngày càng trở nên quan trọng. Bởi 5 nước thành viên BRICS đều là thành viên G20, có 2 thành viên thường trực HĐBA Liên Hiệp Quốc. BRICS hiện chiếm 42% dân số thế giới, 18% GDP toàn cầu và 15% tổng trao đổi thương mại của thế giới trong năm 2010.

Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), mức đóng góp của nhóm này trong tăng trưởng kinh tế thế giới từ 13,1% năm 2000 lên hơn 60% năm 2010. Nhật báo Economic Times dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vishnu Prakash khi cho rằng, BRICS tuy là diễn đàn mới nhưng tiếng nói đang ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó Brazil có khả năng phát triển mạnh về nông nghiệp, Nga nổi bật với vị trí xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt hàng đầu thế giới, Ấn Độ có trình độ phát triển công nghệ thông tin, Trung Quốc có nguồn nhân lực dồi dào, tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới cùng lượng dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới, Nam Phi có nền kinh tế lớn nhất châu Phi.

Nhiều nhà phân tích còn coi Hội nghị BRICS lần này là sự khởi đầu “thực tập” để đến với khả năng thu hẹp những khoảng cách và bất đồng giữa các cường quốc nhằm tiến tới những mục tiêu chung tại hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20.

Từ BRIC bắt đầu được sử dụng vào năm 2001 như một thuật ngữ kinh tế để nói tới bốn nền kinh tế đang nổi hàng đầu thế giới là Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Năm nay, nước chủ nhà Trung Quốc mời Nam Phi tham gia tổ chức này (ngày 18/2/2011), khiến BRIC đổi thành BRICS khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 tại thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc (sau hội nghị lần thứ nhất tại Nga năm 2009 và tại Braxin năm 2010). Hội nghị lần này đánh dấu bước ngoặt lớn đối với quy mô của BRICS khi nhóm đã có thêm thành viên thứ năm là Nam Phi và các nước trên thế giới đang đứng trước cơ hội phát triển hiếm có nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức bất chắc khó lường.

Trong tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị nêu rõ, mục tiêu Hội nghị thượng đỉnh BRICS chủ yếu tập trung vào việc tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên về cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế, kiềm chế sự biến động về giá hàng hóa, tình trạng biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển ổn định bền vững.

Nhóm BRICS và các nền kinh tế mới nổi đã phát huy vai trò quan trọng trong giữ gìn hòa bình, an ninh và ổn định của thế giới, thúc đẩy kinh tế toàn cầu tăng trưởng, tăng cường chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy dân chủ hóa quan hệ quốc tế. Nhóm BRICS là diễn đàn quan trọng để các nước thành viên triển khai đối thoại và hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính và phát triển. Nhóm BRICS ủng hộ mục tiêu cải cách của Quỹ Tiền tệ quốc tế đã được xác định tại Hội nghị cấp cao G20, tái khẳng định kết cấu quản lý của cơ quan kinh tế- tài chính quốc tế cần phản ánh sự thay đổi của bố cục kinh tế thế giới, tăng thêm quyền phát ngôn và tính đại diện của các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển.

Các nhà lãnh đạo BRICS đã cam kết ủng hộ cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế nhằm thiết lập một hệ thống dự trữ tiền tệ quốc tế quy mô lớn, ổn định và đáng tin cậy. Tuyên bố nêu rõ: “Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã phơi bầy những bất cập và thiếu sót của hệ thống tài chính- tiền tệ hiện nay. Cơ chế quản lý của các thể chế tài chính quốc tế cần phản ánh những thay đổi của kinh tế thế giới và gia tăng sự hiện diện cho các nền kinh tế đang phát triển. Trên cơ sở đó, BRICS hoan nghênh thảo luận về vai trò của quyền rút vốn đặc biệt (SDR) trong hệ thống tiền tệ hiện nay, đồng thời tăng cường hợp tác chính sách và giám sát tài chính quốc tế, nhằm thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của các thị trường toàn cầu và hệ thống ngân hàng”. 

Nhóm BRICS cũng bày tỏ sự lo ngại về “vận mệnh” của đồng USD, trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang chìm trong thâm hụt thương mại. Các ngân hàng phát triển của 5 nước thành viên BRICS đã nhất trí trên nguyên tắc thiết lập dòng tín dụng đa phương sử dụng đồng nội tệ của các nước thành viên mà không sử dụng đồng USD.

Đối với tình hình lạm phát, nhóm BRICS đặc biệt lưu ý về những biến động của giá hàng hóa hiện nay. BRICS kêu gọi các nền kinh tế đang nổi chú ý những rủi ro của các luồng vốn đầu tư ồ ạt qua biên giới; nhấn mạnh tình trạng giá cả hàng hóa bất ổn, đặc biệt giá lương thực và năng lượng, tạo ra thách thức to lớn đối với quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu; kêu gọi nỗ lực mở rộng khả năng sản xuất hàng hóa, tăng cường đối thoại giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng nhằm cân đối cung-cầu, đồng thời tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển về vốn và công nghệ. Để giải quyết bài toán giá hàng hóa leo thang,  BRICS cam kết tăng cường hợp tác quốc tế để duy trì sự ổn định nguồn cung trên các thị trường hàng hóa, đồng thời điều tiết thị trường tài chính chặt chẽ hơn. Đồng thời, BRICS hối thúc tăng cường giám sát tài chính quốc tế và phối hợp chính sách để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các thị trường tài chính toàn cầu.

Về triển vọng kinh tế thế giới, BRICS cùng chung quan điểm rằng, tiến trình phục hồi toàn cầu vẫn đối mặt với một số thách thức nhất định như bất ổn tại Trung Đông, Bắc Phi và thảm họa động đất- sóng thần tại Nhật Bản vừa qua. Theo các đại biểu, các nước thành viên BRICS cần tăng cường hợp tác kinh tế thông qua mở rộng trao đổi thương mại và đầu tư, đồng thời cam kết phản đối mọi hình thức bảo hộ thương mại. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tái khẳng định sự ủng hộ Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong năm nay.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev từng khẳng định, BRICS là một cơ chế độc nhất vì ở đó có sự hội tụ của sức mạnh kinh tế, sự ảnh hưởng chính trị và tiềm năng phát triển. G7 muốn bắt tay với BRICS để cải cách hệ thống tiền tệ toàn cầu. Đây là thông điệp được Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble đưa ra hôm 29/3 khi trả lời phỏng vấn. Được biết, G7 đang thực hiện chiến lược tăng cường hoạt động dự trữ ngoại tệ tại ngân hàng UBS AG của Thụy Sĩ và Ngân hàng New York Mellon để đảm bảo khả năng can thiệp thị trường khi tỷ giá biến động mạnh trong những năm tới.

Đắc Hanh

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế thế giới

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 27/12: Nga kiểm soát một nửa Zagryzovo, lính Ukraine 'kiệt quệ' nơi tiền tuyến

Bản tin quân sự thế giới ngày 27/12/2024: Trung Quốc giới thiệu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/12/2024: Đàm phán Nga-Ukraine có bước tiến mới; Nga cảnh báo tiếp tục phóng tên lửa Oreshnik

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/12: Nga bắt giữ Thiếu úy quân Ukraine; UAV Ukraine tấn công căn cứ Nga

Nga - Trung Quốc đạt bước tiến mới về hợp tác năng lượng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/12: Nga cải tiến 'UAV sát thủ'; Ukraine tấn công kho đạn Nga tại Rostov

Điểm danh hàng loạt tập đoàn lớn 'rót tiền' vào lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/12: Nga dội 'bão lửa' dồn dập, cảnh báo đanh thép Ukraine

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/12/2024: Hướng đi mới cho hòa bình ở Ukraine; Moldova vô tình thành tâm điểm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/12: Nga đối mặt nguy cơ 'chảy máu' thiết giáp; Ukraine thất thủ trên toàn chiến tuyến?

Truyền hình Mỹ: Việt Nam đang hưởng lợi lớn từ sự dịch chuyển dòng vốn FDI

Rơi máy bay chở khách ở Kazakhstan, chưa rõ thương vong

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/12: Nga hé lộ thời gian Kurakhovo thất thủ; phòng tuyến Ukraine bên bờ sụp đổ

Báo Nga: Sẽ có nhiều 'bất ngờ lớn' trong quá trình đàm phán hòa bình Nga - Ukraine

Châu Âu rút khí đốt dự trữ với tốc độ chưa từng thấy

Chiến sự Nga-Ukraine 25/12/2024: Nga chiếm thế chủ động trên toàn chiến tuyến; hé lộ điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine