Thứ tư 13/11/2024 13:44

“Bong bóng” nợ công có phát nổ?

Bội chi ngân sách cao và kéo dài, trái phiếu Chính phủ tiếp tục tăng thêm khối lượng phát hành… là những yếu tố khiến các chuyên gia kinh tế quan ngại về tình hình nợ công hiện nay. Kỷ luật ngân sách đang cần siết chặt và quyết liệt để đảm bảo an toàn cho nền kinh tế và các mục tiêu tăng trưởng.
Siết chặt kỷ luật ngân sách để đảm bảo an toàn cho nền kinh tế và các mục tiêu tăng trưởng

Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, 9 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 718,3 nghìn tỷ đồng, bằng 70,8% dự toán năm, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2015; tổng chi ngân sách ước đạt 870,5 nghìn tỷ đồng, bằng 68,4% dự toán năm, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2015; công tác chi trả nợ và viện trợ ước đạt 117,2 nghìn tỷ đồng, bằng 75,6% dự toán năm, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2015. Riêng về công tác trả nợ nước ngoài, trong tháng 9/2016, tổng trị giá trả nợ của Chính phủ là 10.198 tỷ đồng. Lũy kế đến 25/9/2016, tổng giá trị chi trả nợ là 176.827 tỷ đồng, bao gồm trả nợ trong nước là 140.183 tỷ đồng, nước ngoài là 36.644 tỷ đồng.

Trước đó, trong dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa ra nhận xét, nợ công đang tiến rất sát 65% GDP và sẽ không vượt mức trong năm nay. Tuy nhiên, WB cũng đưa ra khuyến nghị: Việt Nam cần chú ý giảm nợ công và thâm hụt ngân sách. Trong bất cứ trường hợp nào, phải giải quyết mất cân đối ngân sách để đảm bảo ổn định trong trung hạn.

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2016 mới đây, TS. Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cùng tác giả Đỗ Thiên Anh Tuấn đã “bắt mạch” nợ công Việt Nam với những con số đáng quan ngại. Theo đó, thời gian qua Chính phủ đã có các cam kết mạnh mẽ nhằm cắt giảm bội chi ngân sách và kiểm soát gia tăng nợ công quá mức có nguy cơ vượt trần cho phép vào cuối năm nay. Tuy nhiên, thực tế kết quả đạt được lại không như mong đợi. Con số được các tác giả dẫn chứng cụ thể: Trong chiến lược quản lý nợ công cũng như trong chiến lược tài chính đến năm 2020 được ban hành từ năm 2012, Chính phủ đưa ra mức trần bội chi ngân sách cho năm 2015 là 4,5% GDP, sau đó giảm tiếp về mức 4% GDP cho giai đoạn 2016-2020. Nhưng thực tế thâm hụt ngân sách năm 2015 theo báo cáo của Chính phủ đã lên đến 6,11% GDP, chưa kể hai năm liền trước 2013 và 2014, thâm hụt ngân sách cũng ở mức rất cao, lần lượt là 6,6% và 6,61% GDP.

Theo TS. Nguyễn Xuân Thành, Việt Nam bắt đầu bước sang giai đoạn dân số già từ năm 2015 với mức thu nhập xấp xỉ 2.110 USD, nhưng mỗi người dân Việt Nam đã phải gánh hơn 1.300 USD nợ công, tương đương 62,2% thu nhập. Bên cạnh đó, các khoản nợ doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương cũng được xem là yếu tố tác động đáng lo ngại đến gánh nặng nợ công.

“Điều lo ngại nhất hiện nay là không rõ quả bong bóng nào trong số những quả bong bóng nợ công sẽ nổ trước. Liệu Chính phủ có thể làm gì để xì hơi các quả bong bóng nợ công này kịp thời?” - ông Thành băn khoăn.

Bình luận về tình trạng nợ công hiện nay, ông Trương Văn Phước - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - cho rằng: Nợ công chạm tới 65% GDP là ngưỡng quan trọng nhưng đó không phải là ngưỡng tối ưu và theo nghiên cứu của tôi thì có thể còn cao hơn nhiều. Tuy nhiên, chúng ta phải có cách thức quản lý sao cho hiệu quả.

Không thể tiếp tục trì hoãn cải cách hay chậm chạp trong nỗ lực kiểm soát nợ công là yêu cầu cấp thiết được đặt ra. Theo các chuyên gia kinh tế, đã đến lúc siết chặt kỷ luật tài khóa. Các khoản chi ngân sách chỉ được cho phép trong giới hạn ngân sách đã được dự toán. Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt tình trạng đội vốn đầu tư trong các dự án đầu tư công, nhất là những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng; kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ bảo lãnh Chính phủ, xóa bỏ tình trạng cho vay chỉ định nhằm phát huy vai trò giám sát của hệ thống tài chính.

TS. Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright:

Để kiểm soát nợ công hiệu quả, Chính phủ phải cắt giảm bội chi ngân sách xuống mức bình quân 3% GDP mỗi năm hoặc theo đuổi mục tiêu cắt giảm ngân sách theo chiến lược quản lý nợ công kết hợp với nỗ lực cải thiện kết quả tăng trưởng kinh tế và duy trì ổn định vĩ mô.

Duy Minh

Tin cùng chuyên mục

Tín dụng tăng 10% song sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu

Techcom Capital đóng hơn 114 tỷ đồng thuế năm 2022 – 2023, hoàn tất nộp bổ sung 94,8 triệu đồng

Giá vàng giảm 'chóng mặt', có thể có hành vi thao túng thị trường

VietinBank thông báo các trường hợp khách hàng, tổ chức bị tạm dừng giao dịch từ đầu năm 2025

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa

Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank... được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo