Thứ sáu 08/11/2024 15:35

Bô xít Tây Nguyên có thể cổ phần hoá sau khi hết lỗ

Thứ trưởng Bộ Công Thương - Đỗ Thắng Hải cho rằng sau 5-7 năm, các nhà máy tại Tân Rai và Nhân Cơ có thể cổ phần hoá.

 - Vấn đề hiệu quả của dự án bô xít Tây Nguyên một lần nữa lại được đề cập tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương ngày 7/4. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định dự án Tân Rai sẽ lỗ trong 5 năm đầu tiên và mất 12 năm để hoàn vốn. Trong khi đó, đối với dự án Nhân Cơ, thời gian thoát lỗ, hoàn vốn lần lượt là 7 và 13 năm.

Đến cuối năm 2013, dự án Tân Rai đã xuất khẩu được hơn 160.300 tấn alumin cho các công ty của Thụy Sĩ, Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore... Giá bán mặt hàng này chỉ đạt gần 300 USD mỗi tấn, thấp hơn 79 USD so với dự báo. Ngoài ra, chất lượng cỡ hạt chưa phù hợp với nhu cầu thế giới và nhà máy đang trong giai đoạn chạy thử chưa ổn định cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận không được như kỳ vọng.

Theo ông Hải, giá bán sản phẩm alumin hiện tại là thấp song trong tương lai giá bán sẽ tăng, thị trường tiêu thụ cũng được đẩy mạnh. Dự án khả thi bởi tuổi thọ dự án tuy được tính toán là 30 năm nhưng trữ lượng quặng có thể khai thác lên tới 50 năm.

“Thời điểm cổ phần hóa vẫn phụ thuộc vào điều kiện thực tế. Tuy nhiên, theo lộ trình, sau 5-7 dự án hết lỗ có thể thực hiện cổ phần hóa”, ông Hải lạc quan.

Liên quan đến vấn đề thuế phí, ông Bùi Quang Chuyện - Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ đang tiến hành rà soát để đề xuất về thuế và phí đối với hai dự án bô xít Tân Rai và Nhân Cơ.

Để sản xuất ra một tấn alumin, theo ông Chuyện cần phải sử dụng 5-6 tấn quặng bô xít. Luật thuế giá trị gia tăng quy định, sản phẩm xuất khẩu nếu là tài nguyên khoáng sản đã được chế biến thành sản phẩm khác chỉ phải chịu mức thuế 0%. “Do đó, Bộ Công Thương đã đề xuất mức thuế VAT cho sản phẩm alumin xuất khẩu chế biến từ bô xít là 0%”, ông Chuyện thông tin.

Quặng bô xít đang chịu phí môi trường khoảng 30.000 đồng đến 50.000 đồng mỗi m3, tương đương với giá thành khai thác 1 tấn bô xít nguyên khai và gấp 20-30 lần so với khai thác đất đá. Lãnh đạo Vụ Công nghiệp nặng cho rằng, mức phí này quá cao, nên Bộ Công Thương đề xuất phí môi trường đối với khai thác bô xít phải tương đương như các loại khoáng sản khác. "Mức phí trong khoảng 10% so với giá thành khai thác là phù hợp", lãnh đạo Vụ Công nghiệp Nặng nhận định.

Liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng, đại diện Vụ Công nghiệp Nặng cho biết, Bộ Công Thương đề xuất, nhà đầu tư chỉ đền bù tài sản hoa màu có trên đất bởi sau 3-5 năm người dân có thể sử dụng lại đất.

Theo VnExpress

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất