Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Mỗi quốc gia trong khu vực châu Á có những lợi thế cạnh tranh riêng biệt, nhưng Việt Nam có những đặc điểm nổi bật để hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của khu vực.
Tìm giải pháp mở rộng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo

Cơ hội đáng kể ở khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ

Nền kinh tế toàn cầu có tính hội nhập cao. Các mạng lưới thương mại tự do, phát triển cơ sở hạ tầng, di chuyển toàn cầu và công nghệ chỉ là một số yếu tố đã hỗ trợ quá trình toàn cầu hóa trong 30 năm qua. Các nền kinh tế được cho là kết nối với nhau hơn bao giờ hết trong lịch sử. Tuy nhiên, bối cảnh địa chính trị đang phát triển tác động đến sự kết nối toàn cầu này.

Điều này đặc biệt đúng đối với các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Nhiều quốc gia và công ty đang tìm cách phát triển mạng lưới chuỗi cung ứng của mình bằng cách đưa hoạt động sản xuất và chế tạo “gần nhà hơn”. Ví dụ, các chính sách nội địa như Đạo luật Khoa học và Chips của Mỹ, Đạo luật Chuỗi cung ứng của Đức và Hội đồng nhập khẩu quan trọng của Anh đang thúc đẩy việc dịch chuyển về gần/về lại nước sở tại hoặc nước lân cận.

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á
Cơ hội cho thị trường Việt Nam đang nằm ở một số ngành hàng, trong đó có sản phẩm cao su và nhựa Atnh: Lê Toàn

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xu hướng này đang thể hiện rõ qua chiến lược Trung Quốc+1. Đây là một chiến lược đa dạng hóa, trong đó các công ty gia tăng các cơ sở sản xuất ngoài Trung Quốc. Mục tiêu là giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng bằng cách giảm sự phụ thuộc vào một quốc gia.

Việc di dời sản xuất ra ngoài Trung Quốc tác động tương đối nhỏ đến tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc so với tổng xuất khẩu toàn cầu. Trong khi đó, tác động chủ yếu được cảm nhận tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, dẫn đến cơ hội sản xuất ngày càng tăng ở các khu vực này. Chính phủ các nước nhận ra những cơ hội này và đang thực hiện nhiều chính sách hơn nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất trong nước.

Các công ty bắt đầu hưởng ứng, nhưng cần linh hoạt trong bối cảnh đầy biến động đang diễn ra. Việc lựa chọn vị trí và vốn sử dụng sẽ là yếu tố then chốt quyết định thành công của các công ty. Các nguồn tài trợ thay thế và các lựa chọn thuê mới đang trở nên sẵn sàng hơn. Điều này đang giúp các nhà sản xuất thiết lập nhanh chóng và có thể thay đổi khi cần thiết, trong trường hợp thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng thay đổi lần nữa.

Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực sản xuất toàn cầu đã được hình thành bởi sự tương tác phức tạp của các yếu tố kinh tế, công nghệ và địa chính trị. Các công ty cần phải đánh giá cẩn thận các yếu tố khác nhau như chi phí, khả năng tiếp cận thị trường, hạ tầng, lao động và sự hỗ trợ của chính phủ trước khi xác định chiến lược đầu tư sản xuất toàn cầu của mình.

Bối cảnh phát triển trên đã tạo ra những cơ hội đáng kể ở khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Điều này được phản ánh qua vốn FDI tăng rõ rệt. Động lực thúc đẩy xu hướng này không chỉ là nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng, mà còn là để tận dụng các yếu tố nền tảng thuận lợi của khu vực. Những yếu tố cơ bản này bao gồm dân số và nguồn lao động lớn, chi phí thuận lợi và các ưu đãi khác nhau.

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á
Bà Trang Lê, Giám đốc cấp cao Khối Nghiên cứu và Tư vấn, JLL Việt Nam

Từ góc độ đầu tư sản xuất, những yếu tố trên định vị Đông Nam Á và Ấn Độ như trung tâm sản xuất quan trọng mới cho thị trường toàn cầu.

Trường hợp của Việt Nam

Một trong những câu hỏi mấu chốt cho doanh nghiệp sản xuất khi quyết định đầu tư phát triển thêm cơ sở sản xuất tại khu vực Đông Nam Á - Ấn Độ là quốc gia nào nên là bến đỗ của họ. Mỗi quốc gia đều có những lợi thế cạnh tranh riêng biệt, nhưng nền công nghiệp của Việt Nam có những đặc điểm nổi bật dành cho các doanh nghiệp sản xuất đặt cơ sở tại đây. Từ đó đem đến cơ hội và tiềm năng trong phát triển các cơ sở sản xuất, cũng như nhu cầu đối với các dịch vụ và tiện ích kho bãi, chuỗi cung ứng trong tương lai.

Từ giai đoạn non trẻ, tăng trưởng, qua giai đoạn phát triển và tiến lên giai đoạn rất phát triển, các sản phẩm sản xuất và dịch vụ giá trị gia tăng đã tiến từ sản phẩm cơ bản, ít hàm lượng giá trị gia tăng, tiến lên hầu hết các sản phẩm hàm lượng công nghệ cao với một số ít ngành trung cấp.

Về nguồn lực sử dụng, thị trường Việt Nam đang dịch chuyển từ thâm dụng lao động khi còn non trẻ, tiến lên quy trình ít thâm dụng lao động và tỷ trọng ngành thâm dụng vốn đang dần tăng lên.

Về hình thái loại hình bất động sản công nghiệp, từ mật độ xây dựng thấp, chủ yếu tập trung gần cảng, sân bay, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng thấp, Việt Nam đang chứng kiến sự ra mắt của các sản phẩm bất động sản kho xưởng có chất lượng cao hơn, thiết kế hiệu quả hơn và cũng quan tâm đến yếu tố bền vững nhiều hơn.

Thị trường cũng đang chứng kiến sự tham gia của đa dạng người chơi. Từ một thị trường thuân túy là sân chơi của khối công hoặc các doanh nghiệp nội địa, Việt Nam đang đón nhận sự tham gia của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nước ngoài có nhiều kinh nghiệm phát triển trong những năm gần đây.

Cơ hội cho thị trường Việt Nam đang nằm ở ngành máy tính và điện tử, hóa chất, sản phẩm kim loại chế tạo, sản phẩm cao su và nhựa, dệt may và chế biến thực phẩm. Trong đó, máy tính điện tử là ngành lớn nhất ở Việt Nam, chiếm 17,8% sản lượng của cả nước.

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 57,3 tỷ USD các thiết bị điện tử, máy tính và linh kiện máy tính; 52,4 tỷ USD điện thoại và các bộ phận liên quan, chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Việt Nam đã tiến từ xếp hạng 47 vào năm 2001 trở thành một trong 10 nước xuất khẩu điện tử hàng đầu thế giới vào năm 2021.

Ngành công nghiệp này đang sẵn sàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam và dự kiến tăng trưởng với Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 8,7% từ năm 2024 đến năm 2028.

Tổng giá trị xuất khẩu của sản phẩm kim loại chế tạo đạt 16,3 tỷ USD vào năm 2023. Ngành công nghiệp này được dự báo tăng trưởng với CAGR là 8,7% từ năm 2024 đến năm 2028.

Sản phẩm cao su vào nhựa cũng đang dẫn đầu thị trường với tổng giá trị đạt 25 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến tăng trưởng với CAGR là 8,6% từ năm 2023 đến năm 2027.

Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ ba trên thế giới. Năm 2023, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 40,3 tỷ USD (đến hơn 100 thị trường), dự kiến tăng lên 44 tỷ USD vào cuối năm 2024.

Cuối cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng chính là chế biến thực phẩm. Với doanh thu khoảng 18 tỷ USD vào năm 2022, thị trường chế biến thực phẩm của Việt Nam xếp thứ ba ở Đông Nam Á. Thị trường được dự báo tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 8,2% từ năm 2023 đến năm 2027.n

(*) Giám đốc cấp cao Khối Nghiên cứu và Tư vấn, JLL Việt Nam

Theo baodautu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp chế biến

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Sự kiện được tổ chức nhằm trao đổi kinh nghiệm, tìm giải pháp phát triển, quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp các tỉnh, thành phía Bắc.
Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Sáng ngày 11/9, Triển lãm Điện tử quốc tế (NEPCON Việt Nam 2024) đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu từ 20 quốc gia.
Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng báo cáo, nhiều chỉ tiêu của ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao trong 8 tháng năm 2024.
Tình hình sản xuất công nghiệp, đầu tư 8 tháng năm 2024

Tình hình sản xuất công nghiệp, đầu tư 8 tháng năm 2024

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2024 ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.
Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc có sự phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, chỉ số ngành công nghiệp ghi nhận chuỗi tăng 6 tháng liên tiếp.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu tăng nhẹ trong 8 tháng đầu năm

Lào Cai: Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu tăng nhẹ trong 8 tháng đầu năm

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Lào Cai tháng 8 năm 2024 ước đạt 4.138 tỷ đồng; xuất nhập khẩu đạt 2.271,63 triệu USD...
Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới

Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới

Cục Công Thương địa phương là đơn vị thuộc Bộ Công Thương có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong nhiều lĩnh vực, như khuyến công, cụm công nghiệp...
Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Diễn ra từ ngày 18/9-20/9 tại Hà Nội, triển lãm FBC ASEAN 2024 sẽ là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp chế tạo Việt Nam kết nối với các đối tác quốc tế.
Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Tại Nghệ An diễn ra hội thảo hướng đến nâng cao năng lực quản lý, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, ứng dụng chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
8 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tăng 8,6%

8 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tăng 8,6%

Sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục tăng trưởng tích cực, tính chung 8 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 8,6% so với cùng kỳ.
Hội thảo lấy ý kiến dự thảo về khuyến công tại Long An nhận được nhiều ý kiến hay

Hội thảo lấy ý kiến dự thảo về khuyến công tại Long An nhận được nhiều ý kiến hay

Hội thảo đã nhận được 15 ý kiến, trong đó 8 ý kiến của Sở Công Thương các tỉnh, 3 ý kiến của doanh nghiệp và 5 ý kiến của Trung tâm khuyến công.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Cục Công Thương địa phương tổ chức đoàn tham gia Mega Show Part 1

Cục Công Thương địa phương tổ chức đoàn tham gia Mega Show Part 1

Thực hiện nhiệm vụ khuyến công quốc gia, Cục Công Thương địa phương sẽ tổ chức đoàn cơ sở công nghiệp nông thôn Việt Nam tham gia Mega Show Part 1.
Sản xuất công nghiệp 8 tháng của Nam Định đạt đỉnh mới so với cùng kỳ 5 năm

Sản xuất công nghiệp 8 tháng của Nam Định đạt đỉnh mới so với cùng kỳ 5 năm

8 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,34% so với cùng kỳ năm trước, cũng là mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay.
Tháng 8/2024: PMI trên ngưỡng 50 điểm, lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng

Tháng 8/2024: PMI trên ngưỡng 50 điểm, lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng

Ngành sản xuất Việt Nam đạt 52,4 điểm trong tháng 8, giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ.
Bước tiến mới trong chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam

Bước tiến mới trong chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam

Chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam vừa có một bước tiến đột phá với dự án sản xuất cửa thoát hiểm trên cánh cho A321neo.
Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm nhiều thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp

Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm nhiều thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp

Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, Bộ Công Thương đưa ra phương án cắt giảm 4 thủ tục hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ.
Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Trong năm 2025, Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá 5 điều kiện, 11 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Hồ sơ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) cơ bản đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Thời hạn giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kéo dài trong 3 tháng, được bắt đầu từ ngày 1/9-30/11.
Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ: Mở rộng sản xuất nhờ khuyến công

Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ: Mở rộng sản xuất nhờ khuyến công

Sự hỗ trợ kịp thời từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia đã giúp Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Làm gì để mục tiêu xanh hóa ngành ô tô ‘cán đích’?

Làm gì để mục tiêu xanh hóa ngành ô tô ‘cán đích’?

Tìm kiếm nguồn lực tài chính, con người và khoa học công nghệ... là những giải pháp quan trọng để mục tiêu 'xanh hóa' ngành ô tô của Việt Nam 'cán đích'.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ, khi địa phương tích cực đồng hành

Phát triển công nghiệp hỗ trợ, khi địa phương tích cực đồng hành

Mô hình hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ giữa Trung ương, địa phương và DN là chương trình hợp tác mà Bộ Công Thương triển khai, ghi nhận kết quả tích cực.
Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Dù có kim ngạch xuất khẩu lớn, xuất siêu cao nhưng do chủ yếu tham gia ở khâu sản xuất hữu hình nên giá trị gia tăng của ngành công nghiệp điện tử không cao.
Nam Định sắp có dự án sản xuất nhôm trị giá gần 100 triệu USD

Nam Định sắp có dự án sản xuất nhôm trị giá gần 100 triệu USD

Chiều 29/8, UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ ký kết thoả thuận hợp tác phát triển dự án trị giá gần 100 triệu USD tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động