Bộ Xây dựng kiến nghị gì để gỡ khó cho thị trường bất động sản trước thềm hội nghị?

Trước thềm Hội nghị thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững diễn ra vào 17/2 tới, Bộ Xây dựng kiến nghị hàng loạt giải pháp "giải cứu".

Doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng 38,7% Gỡ khó tín dụng bất động sản: Những kiến nghị từ thực tế Dự thảo sửa đổi Nghị định 65 tác động ra sao tới thị trường bất động sản?

Doanh nghiệp bất động sản chưa bao giờ khó khăn như hiện tại

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, trong năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới là 8.593 doanh nghiệp, tăng khoảng 14%; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 2.081 doanh nghiệp, tăng khoảng 57%; số doanh nghiệp tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 39% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Xây dựng kiến nghị gì để gỡ khó cho thị trường bất động sản trước thềm hội nghị?
Bộ Xây dựng kiến nghị hàng loạt giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản trước thềm Hội nghị diễn ra vào 17/2 tới

Về nguyên nhân, Bộ Xây dựng đánh giá do doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, chi phí của doanh nghiệp tăng cao, thiếu dòng tiền, khách hàng mua bất động sản khó tiếp cận vốn vay và khó khăn trong phát hành trái phiếu...

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy đến 31/12/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản khoảng 800.000 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng bất động sản khoảng 800.000 tỷ đồng

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy đến 31/12/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản khoảng 800.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, về tình hình phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết thời gian qua, các doanh nghiệp bất động sản khó khăn hơn trong việc phát hành trái phiếu tạo nguồn vốn để triển khai thực hiện dự án cũng như cân đối dòng tiền trong hoạt động của doanh nghiệp.

Riêng, trong tháng 12/2022, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, tính đến 25/12/2022, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ khoảng 2 triệu tỷ đồng, trong đó của doanh nghiệp bất động sản là 419.000 tỷ đồng (chiếm 34%).

Trong cuối năm 2022 và thời gian tới, một số doanh nghiệp còn phải chịu áp lực trả nợ trái phiếu trước hạn cho nhà đầu tư vì nhiều nguyên nhân, trong đó có thay đổi chính sách kiểm soát trái phiếu phát hành của doanh nghiệp.

Kiến nghị loạt giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản trước thềm Hội nghị

Tại Báo cáo phục vụ Hội nghị thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, Bộ Xây dựng nhận định: trong thời gian qua và đặc biệt là nửa cuối năm 2022, thị tường bất động sản có nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng thiếu nguồn cung, cơ cấu sản phẩm nhà ở chưa phù hợp, giao dịch trầm lắng, doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn vốn, dừng triển khai các dự án bất động sản, cắt giảm lao động.

Để tháo gỡ cho thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đưa ra đề xuất về loạt giải pháp.

Thứ nhất là tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, bất động sản đảm bảo đồng bộ, khả thi. Trong đó tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Chứng khoán…

Trình Chính phủ ban hành “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng”; “Nghị định quy định về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị”. Trình Quốc hội xem xét thông qua Luật Đất đai sửa đổi, Luật Nhà ở sửa đổi, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, Luật Đấu thầu sửa đổi. Bên cạnh đó, trình Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội”. Nhằm tháo gỡ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, khó khăn hiện nay liên quan đến thực hiện dự án bất động sản; phù hợp hơn với tình hình thực tiễn và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững.

Thứ hai, về thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đề nghị Quốc hội giao Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội” để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể là về vấn đề giao đất đầu tư nhà ở xã hội, giá cho thuê mua và đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng.

Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Xác định việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung - dài hạn của các địa phương.

Bộ Xây dựng cũng đề xuất Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn (giống gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016 trước đây). Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Về nguồn vốn tín dụng, Bộ Xây dựng đề xuất điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội; Hoàn thiện chính sách để huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở và thị trường. Nới trần (room) tín dụng phù hợp để hỗ trợ cho nền kinh tế trong năm 2023 và các năm tiếp theo; đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Ngoài ra có những giải pháp kịp thời để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững. Tập trung cho các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn; ưu tiên xem xét cho vay đối với các dự án nhà ở xã hội. Có biện pháp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản.

Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động huy động vốn (bao gồm phát hành trái phiếu) trên thị trường chứng khoán. Kiểm soát hoạt động huy động vốn trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá. Đồng thời, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể huy động vốn. Giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm.

Bên cạnh đó, tăng cường đấu giá đất; đấu thầu dự án; chấp thuận chủ trương đầu tư; lựa chọn chủ đầu tư nhất là việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thủ tục hành chính liên thông, thủ tục hành chính điện tử cấp độ 4. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Khẩn trương hoàn thành việc rà soát thủ tục pháp lý các dự án bất động sản và ban hành kết luận kết quả rà soát pháp lý các dự án. Chủ động tiếp xúc, làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền.

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cận cảnh dự án nhà ở vừa chấm dứt hoạt động của Công ty Hoàng Gia

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cận cảnh dự án nhà ở vừa chấm dứt hoạt động của Công ty Hoàng Gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chậm phê duyệt giá đất, nhà đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chậm phê duyệt giá đất, nhà đầu tư ''tháo chạy''

Thị trường bất động sản Thanh Hóa giờ ra sao?

Thị trường bất động sản Thanh Hóa giờ ra sao?

Sun Property ra mắt “siêu phẩm” căn hộ mặt biển Sầm Sơn

Sun Property ra mắt “siêu phẩm” căn hộ mặt biển Sầm Sơn

Bình Định sắp đưa khu đô thị 635 lô đất ở ra đấu giá, khởi điểm hơn 630 tỷ đồng

Bình Định sắp đưa khu đô thị 635 lô đất ở ra đấu giá, khởi điểm hơn 630 tỷ đồng

Đấu giá lại 6 bất động sản thuộc dự án Thiên Park tại Đà Nẵng

Đấu giá lại 6 bất động sản thuộc dự án Thiên Park tại Đà Nẵng

Đấu giá cho thuế mặt bằng

Đấu giá cho thuế mặt bằng ''đất vàng'' 94-96 Nguyễn Du của Địa ốc Sài Gòn

Cẩm nang “đón sóng” bất động sản

Cẩm nang “đón sóng” bất động sản

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

Du lịch Sầm Sơn thăng hoa nhờ sự “lột xác” ngoạn mục của hạ tầng

Du lịch Sầm Sơn thăng hoa nhờ sự “lột xác” ngoạn mục của hạ tầng

Hà Nam - Vùng đất tiềm năng cho các nhà đầu tư bất động sản

Hà Nam - Vùng đất tiềm năng cho các nhà đầu tư bất động sản

Vinhomes ra mắt Câu lạc bộ Khách hàng Tinh hoa với nhiều chính sách chăm sóc đặc quyền

Vinhomes ra mắt Câu lạc bộ Khách hàng Tinh hoa với nhiều chính sách chăm sóc đặc quyền

Bất động sản bền vững: Đi trước để đón đầu

Bất động sản bền vững: Đi trước để đón đầu

Nhiều nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung tại Dự thảo Nghị định của Luật Đất đai

Nhiều nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung tại Dự thảo Nghị định của Luật Đất đai

“Lên cao” để sống tiện nghi: Xu hướng đang lên ngôi ở đô thị trẻ Đà Nẵng

“Lên cao” để sống tiện nghi: Xu hướng đang lên ngôi ở đô thị trẻ Đà Nẵng

VCCI đề nghị tạo thuận lợi về thủ tục hành chính cho phát triển và quản lý nhà ở xã hội

VCCI đề nghị tạo thuận lợi về thủ tục hành chính cho phát triển và quản lý nhà ở xã hội

TTC Land tăng cường nhân sự cấp cao, chuẩn bị nguồn lực chiến lược đến năm 2025, tầm nhìn 2030

TTC Land tăng cường nhân sự cấp cao, chuẩn bị nguồn lực chiến lược đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, kinh nghiệm từ Trung Quốc

Giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, kinh nghiệm từ Trung Quốc

Đắk Lắk: Thị trường bất động sản  có chiều hướng phục hồi tích cực

Đắk Lắk: Thị trường bất động sản có chiều hướng phục hồi tích cực

Những trường hợp nào phải thực hiện sang tên sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

Những trường hợp nào phải thực hiện sang tên sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

Xem thêm