Thứ hai 12/05/2025 20:17

Bộ Tư pháp đề xuất kiểm soát giá nhà ở xã hội

Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Xây dựng bổ sung giá trần với nhà ở xã hội để bán và cho thuê nhằm đảm bảo quyền tiếp cận nhà ở của người dân, lao động thu nhập thấp.

Theo đó, Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 đang diễn ra.

Trong báo cáo thẩm định dự thảo Nghị quyết chính sách đặc thù trình Quốc hội, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Xây dựng bổ sung giá trần với nhà ở xã hội để bán và cho thuê nhằm đảm bảo quyền tiếp cận nhà ở của người dân, lao động thu nhập thấp... Bộ Tư pháp cũng cho rằng, cần có quy định về "hậu kiểm" để tránh lạm dụng chính sách về nhà ở xã hội.

Phối cảnh dự án nhà ở xã hội Thăng Long Green City có giá dự kiến 18,4 triệu đồng/m2. Ảnh: Viglacera

Theo quy định hiện hành, giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức (không quá 10%). Giá này do UBND tỉnh thẩm duyệt, không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước.

Đề nghị nêu trên của Bộ Tư pháp được đưa ra trong bối cảnh liên tiếp dự án nhà ở xã hội mới ra mắt thời gian qua với giá bán tăng cao.

Phản hồi đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng cho biết, việc quy định giá trần bán, cho thuê nhà ở xã hội "cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng".

Bộ Xây dựng cho hay, theo Luật Nhà ở 2023, giá thuê nhà ở xã hội gồm kinh phí bảo trì, do chủ đầu tư thỏa thuận với người thuê dựa trên khung giá do UBND cấp tỉnh quy định. Ví dụ, tại Hà Nội, khung giá cho thuê cao nhất 198.000 đồng/m2 sàn một tháng, tương đương gần 14 triệu đồng với căn 70 m2. Hay Hải Phòng cao nhất 121.900 đồng/m2, tương đương hơn 8,5 triệu đồng căn 70 m2/tháng.

Do đó, Bộ Xây dựng đề nghị chưa bổ sung quy định giá trần với nhà ở xã hội vào dự thảo Nghị quyết. Còn quy định về "hậu kiểm" dự án nhà ở xã hội được Bộ Xây dựng tiếp thu và bổ sung vào dự thảo.

Về đề nghị của Bộ Tư pháp liên quan đến nội dung "cơ quan Nhà nước xét duyệt thông tin, hồ sơ của người mua nhà ở xã hội" thay vì doanh nghiệp, để đảm bảo minh bạch. Đồng thời, cần có chế tài với chủ đầu tư không đáp ứng tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội, như cơ chế bắt buộc phải chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác tiếp tục thực hiện để tránh lãng phí thời gian, đảm bảo cơ hội tiếp cận nhà ở cho người dân.

Liên quan đến nội dung trên, Bộ Xây dựng cho biết, cơ quan này đang xây dựng hệ thống thông tin nhà ở và thị trường bất động sản, trong đó tích hợp dữ liệu về người đã được mua nhà ở xã hội để theo dõi, quản lý. Còn quy định doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện về tiến độ, không trục lợi chính sách, tham nhũng... đã được bổ sung trong dự thảo Nghị quyết.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tư pháp

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên tích cực hưởng ứng cuộc thi tiết kiệm điện 2025

Thông tin mới nhất về tăng lương cơ sở trong năm 2025

Thái Nguyên: Cháy lớn tại phường Gia Sàng, khói lửa bao trùm nhiều nhà dân

Vụ lòng se điếu: Lòng Chát mở cửa trở lại, nói không dùng hàng Trung Quốc

Dược phẩm Hoa Linh: Gieo mầm xanh, hướng tới phát triển bền vững

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Thời tiết hôm nay 12/5: Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng

Thời tiết biển hôm nay 12/5/2025: Cảnh báo biển động

'Bố chuột' của Duy Mạnh và cú tát vào văn hóa đổ lỗi

Cõng bạn đi qua tuổi thơ, cõng luôn ước mơ đến vạch đích

Hà Nội: Bé trai lạc giữa phố, một giờ sau ôm chặt mẹ trong nước mắt

Tây Ninh: Nguyên nhân ban đầu vụ sụt đường dẫn cầu Hoà Bình

Khánh thành công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê” tại Lào Cai

Hà Giang: Ngôi nhà 3 tầng cháy ngùn ngụt giữa trưa

Nhiều tài khoản mạng xã hội giả mạo thương hiệu đồ ăn nhanh

Lan tỏa năng lượng tích cực cho thanh niên công nhân

Ấn tượng hình ảnh chiến sĩ Hải quân duyệt đội ngũ chào mừng 70 năm giải phóng Hải Phòng

Hoành tráng lễ diễu hành mừng 70 năm ngày Giải phóng Hải Phòng

Bộ Y tế: 25% người trưởng thành thừa cân, béo phì

Thời tiết hôm nay 11/5: Tây Bắc Bộ có mưa đá