Thứ tư 01/01/2025 13:37

Bộ Tư pháp cho rằng Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả

“Căn cứ quy định tại điểm b khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về việc xác định hàng giả, Bộ Tư pháp cho rằng, hành vi sản xuất 19 loại phân bón (đã được giám định 02 lần) của Công ty CP SX&TM Thuận Phong là hành vi sản xuất phân bón giả” – đây là nội dung quan trọng được Bộ Tư pháp nêu trong văn bản gửi tới Văn phòng Chính phủ liên quan đến vụ việc tại Công ty Thuận Phong.
Tại diễn đàn lập pháp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã khẳng định, chất chính trong phân bón Thuận Phong dưới 70% nên theo quy định của pháp luật là giả.

Hành vi của Công ty Thuận Phong là sản xuất phân bón giả

Ngày 13/3/2018, trong Văn bản số 786/BTP-PLHSHC gửi Văn phòng Chính phủ về việc có ý kiến về một số nội dung trong Báo cáo của Bộ Công an đối với Công ty CP SX&TM Thuận Phong (Công ty Thuận Phong), dù khẳng định đây là ý kiến bước đầu về chuyên môn nghiệp vụ đối với Báo cáo kết quả thẩm định vụ việc của Công ty Thuận Phong của Bộ Công an và chỉ có giá trị tham khảo, song, Bộ Tư pháp cho rằng, hành vi sản xuất 19 loại phân bón của Công ty Thuận Phong là hành vi sản xuất phân bón giả.

Luận cứ được Bộ Tư pháp đưa ra cho ý kiến trên là, qua nghiên cứu Báo cáo kết quả thẩm định về vụ việc của Công ty Thuận Phong (tại Công văn số 2213/BCA-C41 ngày 15/9/2017 của Bộ Công an và các tài liệu liên quan) thì 29 sản phẩm phân bón do Công ty Thuận Phong sản xuất đã được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành giám định 02 lần.

Cụ thể, lần thứ nhất do Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 thực hiện theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra liên ngành - Ban chỉ đạo 389/ĐP tỉnh Đồng Nai với kết quả (tại Thông báo kết quả giám định số 0113/N3.15/TĐ ngày 28/5/2015), trong tổng số 29 mẫu phân bón được giám định có 19 mẫu có kết quả không phù hợp với mức tương ứng (hàm lượng chất chính đều dưới 70% so với tiêu chuẩn chất lượng đăng ký).

Lần giám định thứ 02 do Công ty SGS Việt Nam và Trung tâm khảo nghiệm phân bón vùng Đông Nam bộ thực hiện theo yêu cầu của Công ty Thuận Phong cho kết quả, trong số 19 mẫu phân bón mà kết quả giảm định lần 01 khẳng định là "không phù hợp với mức tương ứng" thì có tới 17 mẫu có kết quả thử nghiệm thấp hơn kết quả thử nghiệm lần 01.

Đặc biệt, “Tại Thông báo số 54/KTLN-QLTT ngày 13/7/2015 của Đoàn kiểm tra liên ngành thuộc Ban chỉ đạo 389/ĐP tỉnh Đồng Nai, sau khi có kết quả của 02 lần giám định đối với 29 mẫu phân bón do Công ty Thuận Phong sản xuất, Đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Đồng Nai đã thông báo cho ông Khiếu Mạnh Tường – Tổng giám đốc Công ty CP SX&TM Thuận Phong biết” – Văn bản số 786 của Bộ Tư pháp dẫn chiếu và cho biết thêm: “Ông Khiếu Mạnh Tường đã đồng ý với các nội dung thông báo trên và ký xác nhận vào thông báo kết quả thử nghiệm lần 01 và lần 02 của Đoàn kiểm tra liên ngành”.

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cũng lưu ý, thời điểm phát hiện vụ việc là ngày 24/4/2015, nên hành vi này được quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 1999, theo đó, hành vi sản xuất, buốn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi phải có số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì mới cấu thành tội phạm, do đó, đề nghị các cơ quan chức năng xác định rõ thêm các mức định lượng trước khi quyết định.

Có dấu hiệu của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm

Về việc xác định hành vi nhập khẩu phân bón Zap của Công ty Thuận Phong, từ nghiên cứu, phân tích các văn bản của các Bộ, ngành liên quan, Bộ Tư pháp cho rằng, trong trường hợp cơ quan chức năng xác định số lượng 550 gallon (tương đương 2.081 lít) phân bón Zap mà Công ty Thuận Phong đã nhập khẩu là số lượng lớn hoặc chứng minh được Công ty Thuận Phong đã thu lợi bất chính lớn từ việc nhập khẩu số lượng phân bón này thì hành vi nhập khẩu phân bón Zap của Công ty Thuận Phong đã đầy đủ dấu hiệu của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Ý kiến trên của Bộ Tư pháp căn cứ vào Công văn số 2213/BCA-C41, theo đó, Công ty Thuận Phong nhập khẩu 07 loại phân bón để sang chiết, trong đó có phân bón Zap. Trên cơ sở ý kiến của Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT (văn bản số 2319/TT-ĐPB ngày 23/9/2013 về việc đồng ý cho Công ty Thuận Phong nhập khẩu phân bón Zap với mục đích khảo nghiệm), ngày 25/10/2013, Công ty Thuận Phong đã nhập khẩu 108 lít phân bón Zap về khảo nghiệm. Tháng 1/2014, Trung tâm khảo nghiệm phân bón Vùng Nam bộ đã có kết quả khảo nghiệm đạt chất lượng đối với phân bón này.

Tuy nhiên, đến ngày 15/8/2014, Công ty Thuận Phong tiếp tục nhập khẩu 550 gallon (tương đương 2.081 lít) phân bón Zap mà không có sự đồng ý của Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền (Cục Trồng trọt). Ngày 23/2/2017, Cục Trồng trọt có văn bản số 194/TT-ĐPB xác định số phân bón Zap chưa được công nhận là phân bón mới và chưa được đưa vào danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Vì thế, việc Công ty Thuận Phong tiếp tục nhập khẩu 550 gallon phân Zap là hành vi nhập khẩu hàng cấm (quy định tại Nghị định 185/NĐ-CP ngày 15/11/2013), cụ thể, hàng cấm gồm: (i) hàng hoá cấm kinh doanh, cấm lưu hành, sử dụng; (ii) hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

Có dấu hiệu vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hoá

Cho ý kiến về việc Công ty Thuận Phong sang chiết phân bón từ bồn nhựa 1.000 lít nhập khẩu từ Hoa Kỳ đóng vào chai 01 lít và gắn nhãn “Made in USA” và “Produced bay Bio Huma Netics, Inc…”, sau khi dẫn chiếu các quy định tại Nghị định số 19/2006/NĐ-CP và Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015), Bộ Tư pháp cho rằng, do có quy định tương đối khác biệt về cùng một nội dung và do cùng một cơ quan ban hành, nên theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Do vậy, Bộ Tư pháp thống nhất ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ (tại Công văn số 114/BKHCN-TĐC ngày 27/9/2016), theo đó, việc nhãn hàng hóa gắn trên chai phân bón 01 lít của Công ty Thuận Phong sang chiết, đóng gói có ghi “Made in USA” và “Produced bay Bio Huma Netics, Inc...” là có dấu hiệu giả mạo tên thương nhân, địa chỉ thương nhân khác; giả mạo về nguồn gốc hàng hoá, nơi sản xuất, đóng gói hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 và Nghi định số 185/2013/NĐ-CP.

Trước đó, trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá IV ngày 02/11/2017, liên quan đến vụ việc tại Công ty Thuận Phong, trước các đại biểu Quốc hội và cử tri, nhân dân cả nước, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, khẳng định, “chất chính” trong phân bón của Thuận Phong là dưới 70% nên không đạt. Theo Phó Thủ tướng, việc sử dụng kết quả của các Bộ, ngành trả lời là do cơ quan tư pháp và “trách nhiệm hiện nay thuộc về các cơ quan tư pháp".

Hy vọng rằng, với ý kiến của Bộ Tư pháp tại Văn bản 786 nói trên, vụ việc tại Công ty Thuận Phong sẽ sớm được xử lý nghiêm minh, đúng đối tượng, đúng hành vi vi phạm để lấy lại niềm tin cho nhân dân, nhất là hơn 60 triệu nông dân Việt Nam.

Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Giá phân bón

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Xử lý nghiêm vụ giá đỗ ủ chất cấm

Bà Rịa–Vũng Tàu: Cưỡng chế thuế một công ty dầu khí

Bình Dương: Cưỡng chế thuế Công ty Cổ phần Bdland

Thanh tra phát hiện vi phạm kinh tế gần 158.000 tỷ đồng

Khởi tố thanh niên tự chế pháo nổ bán trên mạng

Cảnh báo trò chơi xé 'túi mù' trên mạng xã hội

Bắc Ninh: Cưỡng chế thuế 2 doanh nghiệp nợ thuế tiền tỷ

Bình Định: Cưỡng chế thuế Công ty Sản xuất Đá Granite Phú Minh Trọng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cưỡng chế thuế 4 doanh nghiệp nợ thuế

Quảng Nam: Học sinh nuôi búp bê Kuman Thong để…cầu học giỏi

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Thừa Thiên Huế: Cưỡng chế thuế Công ty Lê Phước Lợi và Công ty Kim Bảo Thanh

Cần Thơ: Chi nhánh Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu bị cưỡng chế hơn 100 tỷ đồng tiền thuế

Xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và 10 đồng phạm

Thanh Hóa: Cưỡng chế thuế Công ty thương mại dịch vụ xây dựng và đầu tư Thuận Thiên

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 2: Góc khuất qua lời kể của 'giáo sư cao hổ'

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty dịch vụ Cảng Mỹ Xuân bị cưỡng chế thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần NIVL nợ thuế hơn 152 tỷ đồng

Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ phóng hỏa đốt quán cà phê tại Phạm Văn Đồng

Nghệ An: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Thiết bị Y tế - Dược Trường Thịnh Phát