Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận trách nhiệm
Đại biểu Phạm Tất Thắng (đoàn Vĩnh Long) đặt câu hỏi: Cụm công nghiệp chưa có hệ thống đồng bộ, chưa có hạ tầng công nghệ xử lý tập trung. Bên cạnh đó là nguy cơ ô nhiễm từ bên ngoài biên giới. Hiện Trung Quốc có nhà máy điện hạt nhân ở gần Việt Nam, có nguy cơ xảy ra ô nhiễm phóng xạ. Vậy giải pháp phòng ngừa và ứng phó thế nào?
Còn theo đại biểu Lê Công Nhường (đoàn Bình Định): Đất và nước là hai lĩnh vực quan trọng đối với quốc gia nhưng hiện ở nước ta cả 2 lĩnh vực này đang bị ô nhiễm trầm trọng, phần lớn do rác thải và phế liệu. Việc xử lý rác cũng rở nên bất cập và vượt quá khả năng xử lý của các địa phương và gây lãng phí. Vậy đến nay, việc thống nhất giữa Bộ KH&CN với Bộ TN&MT trong việc xử lý rác thải ra sao?
Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Tất Thắng, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Cách đây 2 ngày tôi đã trực tiếp kiểm tra các cụm khu công nghiệp và thấy đầu tư thiếu nguồn vốn nên không có kết nối hạ tầng, không theo quy hoạch và tính toán. Trong khi đó trong khu vực cụm công nghiệp lại có dân cư ở, dẫn đến mang ô nhiễm từ dân cư ra cả khu công nghiệp. Ô nhiễm còn xuất phát từ các làng nghề. Vừa qua Thủ tướng đã có giải pháp về quản lý các cụm khu công nghiệp. Thủ tướng giao Bộ TN&MT xem xét trách nhiệm của các bên, các cấp. Cần phải thanh tra kiểm tra, tăng cường rà soát ở các cụm công nghiệp. Không phân biệt tính chất ô nhiễm ở khu dân cư còn quan trọng hơn.Về giải pháp, sẽ ban hành quy chuẩn, hướng dẫn về cách xử lý.
Đề cập tới việc Trung Quốc xây dựng nhà máy điện hạt nhân khá gần biên giới Việt Nam. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Vấn đề liên quan đến các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đã được "chúng tôi nắm rất rõ". Chính phủ giao Bộ KH&CN xây dựng các trạm quan sát hoạt động thường xuyên; làm việc với cơ quan hạt nhân quốc tế để có các đoàn thanh tra kiểm soát an toàn tại khu vực này. Bộ trưởng còn nói thêm, không riêng Bộ KHCN, thành phố Hà Nội vừa qua cũng đưa vấn đề này vào dự án để lên kịch bản cần thiết.
Thừa nhận, hiện nay chưa kiểm soát, giảm thiểu được tình hình ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước. Khẳng định, vấn đề rác thải là vấn đề hết sức bức xúc hiện nay, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận trách nhiệm trên cương vị Bộ trưởng Bộ TN&MT.
Đồng thời, Bộ trưởng cho rằng vấn đề này có liên quan đến nhiều bộ ngành như: Bộ Xây dựng thì chịu trách nhiệm về vấn đề quy hoạch, Bộ KH&CN giải quyết về vấn đề công nghệ. Do đó, các Bộ thống nhất đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược quản lý tổng hợp về xử lý chất thải, trong đó chú trọng đến công nghệ xử lý rác có tính toán phù hợp của các điều kiện kinh tế của các đô thị.
Theo tính toán của Bộ TN&MT, đến năm 2030, Việt Nam phải có các nhà máy phát điện bằng cách sử dụng các công nghệ xử lý rác. Các công nghệ này hiện nay đang được kiểm chứng và đánh giá cho đầy đủ, tuy nhiên việc lựa chọn các mô hình của thế giới sẽ phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, sau khi được thẩm định qua Bộ KH&CN sẽ được công bố để các địa phương trong cả nước biết và thực hiện.
Theo chương trình, sáng5/6, từ 8.00’ đến 10.25’, Bộ trưởng Bộ TN&MT và các thành viên Chính phủ tiếp tục trả lời chất vấn về nhóm vấn đề này. |