Thứ sáu 25/04/2025 01:31

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu trách nhiệm trước thực trạng môi trường

"Với tư cách là người làm quản lý môi trường, chúng tôi sẽ cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét rà soát từng vuông đất" - là khẳng định của Bộ trưởng Trần Hồng Hà tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều ngày 6/11/2020.

Liên quan đến vấn đề phát triển thủy điện có làm mất rừng hay không, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhiều lần trả lời. Tuy nhiên, ở nghị trường ngày 6/11, sau khi nhận được chất vấn của đại biểu Ksor H'Bơ Khăp (Gia Lai): "Bộ trưởng có nói là bão, lũ, sạt lở miền Trung những ngày qua do trời mưa, địa chất tránh bị đứt gãy. Vậy Bộ trưởng cho biết, thời gian tới, Bộ trưởng có tiếp tục ủng hộ việc xây dựng, phát triển thủy điện nhỏ đúng không? Và theo Bộ trưởng, ông trời, mẹ thiên nhiên và rừng có quan hệ gì đối với thực trạng bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam. Với tư cách đơn vị tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng thấy mình có trách nhiệm như thế nào với thực trạng đó?", Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định rõ thêm rằng, không có câu chuyện thủy điện là nguyên nhân hay không là nguyên nhân mà “tôi muốn khẳng định con người là nguyên nhân”.

“Rừng là nơi cung cấp 70 % các tài nguyên và cung cấp cho cuộc sống con người. Rừng là những gì hết sức thiêng liêng, rừng sinh thủy, rừng giúp chúng ta và trong chiến tranh rừng che bộ đội. Nên ở đây vấn đề mà đại biểu nêu, tôi xin nói rằng, thủy điện không phải là nguyên nhân mà thủy điện là hậu quả do việc khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không dựa vào quy luật tự nhiên. Việc này chúng ta có thể khắc phục được” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhìn nhận.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà không thể đổ lỗi mất rừng do phát triển thủy điện

Bộ trưởng Hà cũng cho rằng, con người là yếu tố quyết tố quyết định thủy điện có thân thiện với môi trường hay không. Như Na Uy rất nhiều thủy điện, nhưng họ biết tận dụng thế năng tự nhiên của dòng nước.

Theo Bộ trưởng, ở đây còn một câu chuyện nữa là mất rừng không có nghĩa là cứ nghĩ đến thủy điện. Mất rừng do chúng ta có tư duy sai trái, trong nhà dùng toàn đồ gỗ, sử dụng các động vật hoang dã. Bộ trưởng Hà khẳng định, thủy điện không phải là nguyên nhân chính làm mất rừng, mất rừng chính là người ta đã thay thế rừng bằng những cánh rừng sản xuất bình thường như cây cà phê. Khi mà nó không phù hợp với hệ sinh thái đó thì hệ sinh thái rừng nông nghiệp, lâm nghiệp đó không có giá trị.

“Cho nên là rừng tự nhiên hết sức quan trọng nên chúng ta phải hiểu nguyên nhân mất rừng”- Bộ trưởng Hà nói.

Với tư cách là người làm quản lý môi trường, Bộ trưởng Hà cho biết sẽ cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xem xét cùng Quốc hội rà soát từng mét vuông đất nếu chuyển từ rừng tự nhiên và rừng phòng hộ đặc dụng.

"Với tư cách là người làm quản lý môi trường, chúng tôi sẽ cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét rà soát từng vuông đất. Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng thì những nơi nào không còn rừng nhưng nếu có chức năng của phòng hộ và bảo vệ con người thì phải thu hồi lại rừng, phải phục hồi rừng nguyên sinh đúng với bản chất là rừng tự nhiên” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.

Lộc - Dũng

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

4 Thiếu tướng, 5 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong đầu tư

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026