Thứ năm 26/12/2024 11:33

Bộ trưởng Tài chính nói gì về trốn thuế, đầu tư công, cổ phần hoá?

Cuối phiên chất vấn sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã trả lời nhiều vấn đề đại biểu quan tâm như trốn thuế, đầu tư công, cổ phần hoá...

Cuối phiên chất vấn sáng nay, (6/11), chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính đại biểu Nguyễn Đại Thắng - Đoàn ĐBQH Hưng Yên cho biết, thực tế thời gian qua, việc bán hàng không ra hóa đơn vẫn diễn ra phổ biến với lý do không có nhu cầu, đặc biệt tại các nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại. Việc này không chỉ khiến Nhà nước thất thu thuế mà còn tạo điều kiện để hàng kém chất lượng đến tay người tiêu dùng và đã vô tình tiếp tay cho các cơ sở kinh doanh trốn thuế.

Dùng AI quản lý hóa đơn điện tử, chống thất thu thuế

Trước thực trạng trên, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu những giải pháp để trong thời gian tới để ngăn chặn tình trạng nêu trên, tránh thất thu thuế cho ngân sách nhà nước?

Trả lời chất vấn của đại biểu về hành vi trốn thuế trong khách sạn, nhà hàng, kinh doanh xăng dầu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, hiện Bộ Tài chính đã dùng công nghệ AI trong quản lý hóa đơn điện tử.

Theo đó, từ 1/7/2022, hóa đơn điện tử đã thực hiện thống nhất trên toàn quốc. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, đối với các hộ kinh doanh nhà hàng, xăng dầu, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị xuất hóa đơn điện tử, đã thực hiện kết nối máy khởi tạo tính tiền các nhà hàng khách sạn với cơ quan thuế. Kết quả, trên 50% các nhà hàng, khách sạn đã kết nối với cơ quan thuế.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trả lời tại phiên chất vấn (Ảnh:Quochoi.vn)

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho biết: Riêng hệ thống kinh doanh xăng dầu, đã có 100% hệ thống kinh doanh, phân phối xăng dầu của Petrolimex được kết nối với cơ quan thuế. Đồng thời, Bộ Tài chính kết nối dữ liệu thuế với Cơ sở dữ liệu dân cư, lấy định danh dân cư làm mã số thuế, nhờ đó năm 2022 đã góp phần làm tăng thu ngân sách.

"Để tránh thất thoát thuế, ngành Tài chính đã tập trung quản lý hóa đơn điện tử qua AI để giảm thiểu hành vi trốn thuế, thực hiện quay xổ số bằng hóa đơn may mắn để khuyến khích người dân lấy hóa đơn, thực hiện nghiêm thanh toán không dùng tiền mặt. Qua đó nhằm tăng thu ngân sách tránh thất thoát nguồn thu."- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay.

Giải pháp cho triển khai dự án đầu tư công chậm

Liên quan đến giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công bằng nguồn ngân sách địa phương, chất vấn Bộ Tài chính, đại biểu Hà Đức Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai cho biết, tại khoản 2, Điều 68 Luật Đầu tư công quy định Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư hằng năm nguồn ngân sách địa phương. Theo quy định nêu trên sẽ mất rất nhiều thời gian và thiếu thích chủ động cho các địa phương, đặc biệt đối với cấp huyện và cấp xã.

Đại biểu Hà Đức Minh- đoàn Lào Cai (Ảnh:Quochoi.vn)

Đại biểu Hà Đức Minh đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết phương án việc sửa đổi pháp luật đầu tư công để thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện như thế nào và giải pháp cho việc triển khai thực hiện dự án đầu tư công chậm?

Trả lời chất vấn của đại biểu Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm rõ Luật Đầu tư công quy định thẩm quyền phê duyệt và quyết toán vốn đầu tư công và dự án đầu tư công. Theo đó, thẩm quyền ở trung ương giao cho Chính phủ, ở địa phương giao cho Hội đồng nhân dân. Muốn thay đổi thẩm quyền thì phải sửa Luật. Bộ sẽ xem xét để có kiến nghị về vấn đề này.

Về tháo gỡ khó khăn thực hiện Luật Đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng cần cải cách thủ tục hành chính nhất là phần về chuẩn bị đầu tư từ chủ trương đầu tư, lập dự án đầu tư, phê duyệt dự án, thẩm định thiết kế, dự toán, lập hồ sơ mời thầu, giải phóng mặt bằng….Đây là những khâu kéo dài nhất, khiến vốn không giải ngân được gây ứ đọng ngân sách gây ra lãng phí. Do đó cần có giải pháp rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục hành chính các khâu này. Trong đó, giải phóng mặt bằng cần tách ra khỏi dự án. Vốn chuẩn bị đầu tư nên cho dùng chi thường xuyên giao địa phương, bộ ngành lập dự án và trên cơ sở đó để có bố trí vốn. Vốn ODA cũng cần có cải cách.

Về vấn để chậm cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình nêu rõ, tại Nghị quyết 62 của Quốc hội đã đặt ra nhiều yêu cầu đối với cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai còn rất chậm, chỉ đạt một phần nhỏ kế hoạch đề ra. Đặc biệt, cơ quan thanh tra đã kết luận nhiều doanh nghiệp nhà nước có sai phạm trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, gây thất thoát lớn tài sản của nhà nước. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết nguyên nhân, trách nhiệm đối với thực trạng này?

Liên quan đến vấn đề chậm thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết trong nhiệm kỳ tiến hành cổ phần hóa chậm do nhiều nguyên nhân. Như doanh nghiệp muốn mua vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa thường nhìn vào giá trị các khu đất “vàng” nhưng đến nay không cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thuê chuyển sang đất ở nên không còn địa tô chênh lệch nên không hấp dẫn doanh nghiệp; phương án sử dụng đất thì chính quyền địa phương không phê chuẩn, tính giá trị sử dụng đất vào trong giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá…các bộ ngành doanh nghiệp chưa trình phương án cổ phần hóa nên dẫn đến chậm thực hiện.

Về hỗ trợ, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Quyết định số 17 ngày 15/6/2023 về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, theo đó, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách. Các thôn nghèo, đặc biệt khó khăn ở trong xã không phải đặc biệt khó khăn vẫn được hưởng chính sách và nâng mức vốn vay, đảm bảo tiền vay.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển