Thứ ba 26/11/2024 20:43

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nâng cấp Quỹ bình ổn, tiếp tục nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung xăng dầu

Nhiều giải pháp căn cơ, rõ ràng và dứt điểm trong việc điều hành giá cả và thị trường xăng dầu, bảo đảm nguồn cung đã được Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm rõ trong phiên trả lời chất vấn của chương trình Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 16/3/2022.

Giải cho được “ẩn số” Nghi Sơn

Một mối quan tâm đặc biệt của đại biểu Quốc hội khi chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong phần nội dung về xăng dầu là trong bối cảnh nhà máy lọc dầu Nghi Sơn liên tiếp trục trặc về nguồn cung ra thị trường, cũng như khả năng cung cấp trong các tháng tới vẫn còn là một ẩn số, thì Bộ Công Thương sẽ có những động thái như thế nào?.

Trong báo cáo gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước phiên chất vấn ngày 16/3, Bộ Công Thương cho biết, ở trong nước, từ đầu tháng 1 và tháng 2/2022, do Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm sản lượng sản xuất xuống mức 55-80% công suất và có thời gian gặp sự cố kỹ thuật nên phải ngừng sản xuất. Vì vậy, không bảo đảm việc cung cấp xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo các hợp đồng đã ký đã ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước.

Nhiều giải pháp rõ ràng dứt khoát về điều hành xăng dầu đã được Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm rõ tại phiên trả lời chất vấn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Cùng với đó, trên thị trường thế giới các vấn đề địa chính trị, dịch bệnh thời gian vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung xăng dầu cho thị trường, trong khi nhu cầu xăng dầu tăng khi các nước áp dụng các biện pháp phục hồi kinh tế dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu trong việc cạnh tranh để tiếp cận nguồn cung trên thế giới với giá hợp lý để nhập khẩu bù đắp nguồn thiếu hụt từ sản xuất trong nước.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn chưa có kế hoạch giao hàng cho các thương nhân đầu mối kinh doanh vào tháng 4 và tháng 5, đặc biệt sau tháng 5 cũng chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất của Nhà máy.

Vì vậy, ngày 22/02/2022, Bộ Công Thương đã làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đánh giá thực trạng khả năng sản xuất, cung ứng xăng dầu của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và thống nhất trước mắt, kịch bản điều hành nguồn cung xăng dầu quý II/2022 cho thị trường trong nước không bao gồm nguồn cung từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Trực tiếp trả lời tại hội trường, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, các nước bên cạnh chúng ta không có nhà máy lọc dầu nhưng cũng không thiếu xăng dầu. Tuy nhiên, ngay cả các nước có nhà máy lọc dầu, giá xăng dầu của họ, nếu không áp dụng chính sách thuế hoặc quỹ bình ổn, cũng không thể có cái giá chênh lệch quá lớn so với giá thế giới.

"Lý do vì sao Nghi Sơn khó khăn, tôi xin trả lời là bắt nguồn từ nội tại. Tôi được biết Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), với tư cách 1 bên tham gia liên doanh này, đã báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về tình hình của nhà máy. Các bên đang phối hợp với các cơ quan chức năng để yêu cầu 2 liên doanh kia thực hiện đúng cam kết cung ứng xăng dầu ra thị trường trong nước"- Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng dẫn thông tin từ PVN, theo đó nguyên liệu đầu vào của nhà máy Nghi Sơn là dầu thô nhập từ Kuwait. Khi giá cả thế giới biến động, khan hiếm nguồn cung trong khi chính doanh nghiệp lại đối mặt khó khăn về tài chính thì rất khó để hoạt động tốt.

"Tới khi nào PVN và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khẳng định, sản lượng từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có thể cung ứng được như họ cam kết thì Bộ Công Thương mới ngừng nhập khẩu xăng dầu" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Quỹ bình ổn xăng dầu- cần tiếp tục nâng cấp

Cũng tại phiên chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế điều hành, bình ổn giá xăng dầu cũng như bình ổn thị trường đã được Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trực tiếp trả lời.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian qua biến động giá dầu thế giới dao động lên tới 40 - 60% song do nhờ sử dụng nhiều công cụ trong đó có Quỹ Bình ổn giá xăng dầu nên biến động giá xăng dầu trong nước chỉ ở biên độ từ 29 đến 40% giá thế giới.

Theo Bộ trưởng, điều hành Quỹ thời gian qua rất tốt vì sử dụng Quỹ bình ổn, hỗ trợ 500 - 1.500 đồng/lít nên giá đã giảm. Vừa qua Bộ cũng phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu với Chính phủ để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường để góp phần giảm giá xăng dầu trong nước

Qua các lần thanh tra kiểm tra cũng như kiểm toán cho thấy việc duy trì quỹ bình ổn là quan trọng song cũng khả năng sử dụng quỹ cũng có hạn nên để việc Quỹ phát huy tác dụng trong việc bình ổn giá xăng dầu cần tính toán việc nâng cấp Quỹ này.

"Quỹ bình ổn cũng có hạn, hiện chỉ còn trên dưới 600 tỷ đồng. Tại một số doanh nghiệp quỹ này cũng đang âm, nhưng trước mắt phải trích ra rồi bù sau. Hiện nay, Bộ Công Thương đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường để giá xăng giảm. Nhưng nếu giá thế giới tiếp tục tăng cao thì cần phải tiếp tục nghiên cứu các thuế, phí khác. Nếu tiếp tục tăng nữa thì các bộ, ngành có lẽ phải dùng quỹ an sinh, bình ổn, hỗ trợ từ ngân sách, thuế doanh nghiệp để tránh tổn thương cho những bộ phận dễ bị ảnh hưởng"- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Đặc biệt, trước ý kiến đại biểu băn khoăn việc lựa chọn thuế bảo vệ môi trưởng để giảm lúc này có đúng và trúng hay không, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, trong bối cảnh lúc này, bên cạnh việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, việc chọn phương án giảm thuế bảo vệ môi trường là phương án thực tế nhất, có thể thực hiện được ngay trong việc tranh thủ thời gian để góp phần “kéo” giá xăng dầu trong nước xuống. Về lâu dài cần tính toán để có thể đề xuất phương án chọn loại thuế phù hợp để nghiên cứu giảm từ đó góp phần bình ổn giá xăng dầu.

Vấn đề cơ cấu thuế phí trong giá xăng dầu, trong đó có vấn đề cử tri quan tâm là xăng dầu là mặt hàng thiết yếu sao lại chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, đại biểu làm rõ nội dung này. Cùng làm rõ nội dung chất vấn của các đại biểu về giá xăng dầu, liên quan tới nội dung thuế phí, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu. Theo đó, nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu xăng dầu phải nộp loại thuế này.

"Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định nhằm để sử dụng tiết kiệm. Xăng dầu, bia rượu, thuốc lá đều là những mặt hàng xác định áp thuế tiêu thụ đặc biệt. Do vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu hiện nay"- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay.

Cần có cơ chế tách bạch dự trữ quốc gia và dự trữ lưu thông về xăng dầu

Liên quan đến những giải pháp căn cơ cho điều hành và bình ổn giá xăng dầu trong nước, ý kiến nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, Việt Nam hiện chưa có dự trữ quốc gia bởi vậy cần tính toán để giải quyết vấn đề dự trữ quốc gia.

Trả lời ý kiến này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: không phải là Việt Nam không có dữ trữ quốc gia về xăng dầu song dự trữ này chỉ được đưa ra trong những tình huống hết sức đặc biệt của thị trường. Tuy nhiện Bộ trưởng cũng thông tin, lượng dự phòng không lớn, thời gian dự phòng rất ít chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong 5-7 ngày. Do đó, Bộ trưởng cho rằng thời gian tới nâng dự phòng lên về cả thời gian lẫn lượng dự trữ. Đặc biệt mức dự trữ cần phải nâng lên tới một 1 - 2 tháng mới đủ đáp ứng tình hình.

"Thay vì dự trữ bằng tiền thì nâng dự trữ bằng hàng, nếu xác định là mặt hàng chiến lược thị nâng ít nhất chục lần. Trong bối cảnh xăng dầu thế giới và thế giới phức tạp nếu không có giải pháp căn cơ thì rất khó khăn" - Bộ trưởng nói.

Tuy nhiên Bộ trưởng cũng cho rằng, Việt Nam hiện chưa có cơ chế tách bạch giữa dự trữ quốc gia và dự trữ lưu thông về xăng dầu. Việt Nam hiện chưa có cơ sở kho tàng bảo đảm cho việc dự trữ quốc gia nên thực tế một phần dự trữ quốc gia nằm trong hệ thống của các doanh nghiệp. Bộ trưởng cho biết Bộ Công Thương sẽ sớm tham mưu cho cấp có thẩm quyền xây dựng cơ chế, mô hình quản lý và mức độ dự trữ quốc gia cho mặt hàng xăng dầu.

Không có hiện tượng găm hàng xăng dầu cấp “vĩ mô”

Trong phần tranh luận, ý kiến đại biểu Quốc hội đặt vấn đề không chỉ các cửa hàng bán lẻ "găm hàng" mà dư luận cho rằng, cũng có cả những doanh nghiệp cấp cao hơn cũng có thể có hiện tượng này. Đại biểu này nêu: "Qua tìm hiểu một số đại lý, hỏi tại sao không bán hàng. Người ta nói không có xăng dầu lấy gì mà bán. Do nguồn cung từ nhà điều hành ở cấp “vĩ mô” không cung cấp xuống nên các đại lý không có xăng dầu để bán". Đại biểu cho rằng, “phải chăng có việc găm hàng từ doanh nghiệp nhập khẩu?".

Trả lời thẳng vào vấn đề, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho cho biết: Toàn quốc có khoảng 17 nghìn cửa hàng bán lẻ thì đã kiểm tra được 16.800. Có 211 cửa hàng dừng bán xăng với nhiều lý do, trong đó có cửa hàng sửa chữa, đã báo cáo trước, nhưng cũng có cửa hàng găm hàng chờ tăng giá. Có những cửa hàng đúng là không có hàng để bán bởi họ nhập từ Nhà máy Nghi Sơn, nhà máy không có hàng đồng nghĩa họ cũng không có hàng. Trên thực tế, Bộ Công Thương đã chỉ đạo chia sẻ nguồn cung từ các nguồn khác nên hiện tượng các cửa hàng bán lẻ thiếu hàng đã được kịp thời giải quyết chỉ trong một vài ngày.

Theo Bộ trưởng, Bộ Công Thương đang tiến hành thanh tra đồng bộ 33 doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu xăng dầu, và đến giờ đã có kết quả bước đầu nhưng do chưa đầy đủ dữ liệu, căn cứ, quy trình nên chưa thể báo cáo cụ thể.

“Tinh thần là nếu phát hiện thấy những doanh nghiệp đầu mối nào không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định, chứ không nói “găm hàng” như đại biểu nói, thì dứt khoát sẽ xử lý theo quy định của pháp luật và hình thức cao nhất là đình chỉ kinh doanh, rút giấy phép” - Bộ trưởng nói.

Liên quan đến những ý kiến đại biểu nêu hiện tượng những cây xăng găm hàng, chờ tăng giá, Bộ trưởng thẳng thắn, nếu cử tri, nhân dân phát hiện nơi nào xảy ra tình trạng như cây xăng đóng cửa, găm hàng không bán mà không bị xử lý thì phản ánh để xử lý người đứng đầu lực lượng quản lý thị trường.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần