Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hải Dương cần tập trung thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại

Ngày 16/3, tham gia Đoàn công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có những gợi mở để Hải Dương phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tập trung đề xuất giải pháp KH&CN đột phá phát triển các ngành công nghiệp nền tảng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương

Công nghiệp, thương mại phát triển với nhiều chỉ số ấn tượng

Báo cáo tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng cho biết, hiện quy mô nền kinh tế của tỉnh năm 2022 là 169.179 tỷ đồng (xếp thứ 11/63 toàn quốc). Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ (năm 2021: Nông, lâm nghiệp và thủy sản là 9,5%; công nghiệp, xây dựng là 62,5%, dịch vụ là 28,1% năm 2022 tương ứng là 8,7% - 62,4% - 28,9%). Trên địa bàn, Hải Dương có 11 khu công nghiệp đang vận hành, với tổng diện tích khoảng 1.470 ha, tỷ lệ lấp đầy trên 85%; có 06 khu công nghiệp" đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng với tổng diện tích 1.135 ha.

Tổng sản phẩm trên địa bàn Hải Dương (GRDP) tăng khoảng 9,14% (năm 2021 là 8,4%); trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,42%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,04%; dịch vụ tăng 7,68%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 87,3 nghìn tỷ đồng' (tăng 14,2%); giá trị hàng hoá xuất khẩu 11.450 triệu USD’4 (tăng 4,8%); hàng hoá nhập khẩu 8.419 triệu USD’ (tăng 9,4%). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 52,1 nghìn tỷ đồng (tăng 5,7%).

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hải Dương cần tập trung thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị

Đánh giá về phát triển kinh tế, xã hội của Hải Dương trong thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Hải Dương dù không có cảng biển, sân bay...song tỉnh đã nỗ lực và đạt được những kết quả rất ấn tượng về xúc tiến, thu hút đầu tư, thương mại. Đồng thời, đóng góp ý kiến cho việc phát triển của Hải Dương trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương đồng tình với báo cáo của tỉnh Hải Dương và khẳng định: Hải Dương là địa phương giàu truyền thống văn hiến (xứ Đông); có vị trí địa kinh tế thuận lợi - nơi giao thoa giữa 3 Vùng (Vùng Thủ đô Hà Nội - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng đồng bằng sông Hồng). Hải Dương cũng nằm trong hành lang hạ tầng kỹ thuật quốc gia (như đường cao tốc, đường sắt, đường thủy tiếp cận cửa ngõ hướng biển), kết nối thuận tiện với các cảng hàng không và cảng biển quốc tế ở khu vực phía bắc.

Ngoài ra, Hải Dương là địa phương có tiềm năng về khoáng sản làm vật liệu xây dựng (như đá vôi, đất sét, cao lanh, quặng bô xít) và có quỹ đất khá lớn để phát triển công nghiệp. Những năm qua, tỉnh đã khai thác tương đối tốt tiềm năng, lợi thế này để thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng khá cao (8,4 - 9%), gấp 1,2 - 3 lần bình quân cả nước, quy mô nền kinh tế của tỉnh đứng thứ 11 cả nước; trong đó lĩnh vực công nghiệp và thương mại đạt kết quả tích cực, nổi bật là: Chỉ số sản xuất công nghiệp của Hải Dương đứng thứ 5 trong Vùng và thứ 15 cả nước.

Năm 2022 vừa qua tuy tăng trưởng thấp hơn năm 2021 do bị ảnh hưởng của dịch Covid kéo dài, nhưng 2 tháng đầu năm 2023, kinh tế của Hải Dương đã phục hồi mạnh mẽ, tăng 14,2% (cả nước giảm 6,3%), đứng đầu trong Vùng và thứ 4 cả nước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng nhanh, đóng vai trò động lực của tăng trưởng kinh tế địa phương.

Hoạt động xuất, nhập khẩu có chuyển biến tích cực, Hải Dương đã chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu từ năm 2010 với mức thặng dư thương mại năm sau cao hơn năm trước, năm 2022, Hải Dương nằm trong nhóm 7 địa phương có xuất siêu lớn nhất cả nước với trị giá gần 2,26 tỷ USD, đóng góp 1/5 thặng dư thương mại của cả nước (năm 2022, cả nước xuất siêu 11,2 tỷ USD); Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh hiện đứng thứ 4 trong Vùng và thứ 10 cả nước.

Thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá và có sự phục hồi tích cực sau khi đại dịch Covid được kiểm soát. Tổng mức bán lẻ hàng hóa hiện đứng thứ 4 trong Vùng và thứ 23 cả nước. Đặc biệt Hải Dương làm tốt xúc tiến thương mại, đặc biệt là nông sản tiêu biểu như cà rốt, vải thiều...

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu và thu hút các ngành công nghiệp mới, hiện đại

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng thẳng thẳn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của Hải Dương trong thời gian qua. Trong đó, sản xuất công nghiệp tuy có bước phát triển khá tốt nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương và chủ yếu vẫn phát triển theo chiều rộng, gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp và phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI. Chưa thu hút được các dự án sản xuất quy mô lớn, có tính động lực, sản xuất theo chuỗi giá trị để dẫn dắt các ngành liên quan khác phát triển. Cơ cấu và chủng loại các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh chưa có sự chuyển dịch tích cực, chủ yếu vẫn là hàng sơ chế, giá trị chưa cao; nguyên phụ liệu phục vụ cho các mặt hàng xuất khẩu phần lớn là nhập khẩu. Hệ thống hạ tầng thương mại (như chợ đầu mối, trung tâm logistics) còn nhiều bất cập, làm gia tăng chi phí, giảm năng lực cạnh tranh; liên kết trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế.

Để Hải Dương tiếp tục phát triển trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng Bộ hoàn toàn cơ bản nhất trí với các giải pháp của tỉnh đã đề ra. Trong lĩnh vực Công Thương, Bộ trưởng đề nghị Hải Dương quan tâm, chú trọng một số các vấn đề sau:

Thứ nhất, quan tâm chỉ đạo rà soát, xây dựng các chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển công nghiệp và thương mại trong giai đoạn tới để phù hợp với những định hướng của Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch Vùng, các quy hoạch ngành quốc gia (đối với ngành Công Thương là các quy hoạch về điện, năng lượng, khoáng sản, công nghiệp nền tảng và logistics) và quy hoạch của tỉnh (hiện đang hoàn thiện, trình thẩm định, phê duyệt), bảo đảm tính đồng bộ, phân bố không gian hợp lý và khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hải Dương cần tập trung thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gợi mở những giải pháp để Hải Dương phát triển những ngành công nghiệp cao, hiện đại, có tính chất "dẫn đường"

Thứ hai, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành công nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng hiện đại, nâng cao đóng góp của công nghiệp trong GRDP: Theo đó, Hải Dương hội tụ đủ các yếu tố để phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng, như: có quỹ đất công nghiệp lớn, nằm trên trục giao thông quan trọng quốc gia với hạ tầng giao thông được kết nối tương đối đồng bộ… Để khai thác, phát huy có hiệu quả những lợi thế nêu trên, tỉnh cần tập trung thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, sử dụng công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh (như công nghiệp chế tạo, chế biến, điện tử; sản xuất ô tô; công nghiệp số, phần mềm, trí tuệ nhân tạo và công nghiệp hỗ trợ) để phát triển nhanh thành các ngành mũi nhọn, có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo nền tảng vững chắc và đóng vai trò chủ chốt, dẫn dắt phát triển kinh tế.

Đồng thời, Hải Dương là nơi giao thoa của 3 vùng kinh tế vì vậy, tỉnh cũng cần ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao, có tính chất “dẫn đường” như (sản xuất chíp, bán dẫn, rô bốt, công nghiệp năng lượng tái tạo, vật liệu mới…); Chú trọng phát triển các lĩnh vực có tính kết nối trong chuỗi giá trị với các tỉnh, thành phố lân cận (nhất là các địa phương trong Vùng Thủ đô và Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để phát huy lợi thế về địa kinh tế của Hải Dương).

Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần quan tâm phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống và dược phẩm gắn với vùng nguyên liệu nhằm hình thành chuỗi giá trị nông sản khép kín.

Thứ ba, tập trung huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, thương mại trong tình hình mới. Bên cạnh đó, tỉnh cần có cơ chế tạo quỹ đất sạch, quy mô đủ lớn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực về tài chính, công nghệ, có cơ chế, lộ trình nội địa hóa nguyên liệu, dây truyền sản xuất hiện đại. Đồng thời, tạo điều kiện hỗ trợ các nhà đầu tư trong nước nhằm phát triển mạng lưới doanh nghiệp vệ tinh, góp phần nâng cao tính độc lập, tự chủ trong sản xuất công nghiệp địa phương.

Thứ tư, chú trọng phát triển thương mại gắn với đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và hoạt động du lịch. Đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng logistics, kho bãi tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, đặc biệt là quan tâm phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới; đẩy mạnh phân phối hàng hóa qua nền tảng số và các kênh thương mại điện tử. Chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm và khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà nước ta đã ký kết (nhất là các Hiệp định thế hệ mới, như EVFTA, CPTPP, RCEP…) để phát triển, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và mặt hàng xuất khẩu.

Thứ năm, Hải Dương có lợi thế là tỉnh đông dân (Hải Dương là tỉnh đông dân thứ 3 trong Vùng và thứ 8 cả nước) vì vậy cần chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực tại chỗ (đào tạo theo modul, gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành theo nhu cầu và địa chỉ cụ thể) để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Bộ Công Thương có một số cơ sở đào tạo chất lượng cao vì vậy đề nghị trong thời gian tới Bộ và Hải Dương cần có sự phối hợp, đào tạo theo địa chỉ nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực...

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm thực chất chi phí cho doanh nghiệp; tập trung thúc đẩy ở mức cao nhất chương trình đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, kinh tế số, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và lợi thế thu hút đầu tư.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hải Dương cần tập trung thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại
Toàn cảnh hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì

Đối với kiến nghị của tỉnh, người đứng đầu Bộ Công Thương cho rằng Bộ ủng hộ các đề xuất, kiến nghị có liên quan đến chức năng, thẩm quyền. Bộ sẽ tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét, có ý kiến báo cáo TTg theo đúng quy định.

Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hải Dương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Xảy ra sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ có báo cáo cụ thể về sự cố này.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Báo cáo tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công an khuyến cáo người dân nên tải ứng dụng VNeID để sử dụng.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động