Thứ hai 12/05/2025 20:23

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đảm bảo đủ nguồn than cho sản xuất điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các tập đoàn, tổng công ty chủ động đàm phán với đối tác về nhập khẩu than, đảm bảo đủ nguồn cung than trong mọi tình huống.

Chiều 25/7, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Thúc đẩy hợp tác mua bán than với Lào. Hội nghị đã được nghe nhiều ý kiến phát biểu đại diện cho các tập đoàn/tổng công ty. Cùng đó, đại diện các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương cũng đã trao đổi về các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của các tập đoàn/tổng công ty.

Trên cơ sở các ý kiến của các tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thống nhất nhận định, hợp tác mua bán than giữa Việt Nam và Lào là vấn đề hết sức quan trọng, vừa là nhiệm vụ phát triển kinh tế, thương mại; vừa là nhiệm vụ chính trị giữa hai nước.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Thúc đẩy hợp tác mua bán than với Lào

Do vậy, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã có rất nhiều cuộc họp và văn bản chỉ đạo về vấn đề này. Việc thúc đẩy thương mại than giữa Việt Nam và Lào còn giúp tăng nhanh kim ngạch thương mại hai nước, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào và cho sự phát triển của quan hệ hữu nghị toàn diện, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào. Tuy nhiên, thực tế hợp tác thương mại than giữa Việt Nam và Lào đến nay vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng của hai nước cũng như mong muốn của Lãnh đạo cấp cao hai nước.

Bộ trưởng đánh giá cao các tập đoàn, tổng công ty (nhất là các đơn vị có chức năng nhập khẩu than, sử dụng than trực tiếp cho việc phát điện) trong thời gian qua đã nỗ lực thực hiện nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam theo Hiệp định liên Chính phủ, chỉ đạo của Chính phủ. Với dự kiến khối lượng nhập khẩu than năm 2024 vào khoảng 3,4 triệu tấn từ Lào, Lào sẽ là quốc gia đứng thứ 3 cung cấp than cho Việt Nam (sau Indonesia và Úc).

Đại diện các tập đoàn, tổng công ty phát biểu ý kiến tại Hội nghị Thúc đẩy hợp tác mua bán than với Lào

Đại diện các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương cũng đã trao đổi về các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của các tập đoàn/tổng công ty

Tuy nhiên sản lượng nhập khẩu than chưa được nhiều do nhu cầu việc mua than, và sử dụng than cho đốt điện thời gian qua thấp, bởi thủy điện Việt Nam hiện đang phát huy hiệu quả tốt. Ngoài ra, cũng theo Bộ trưởng, việc nhập khẩu than của Việt Nam từ Lào thời gian qua còn gặp nhiều vướng mắc, như: Chi phí sản xuất và vận chuyển than từ Lào về Việt Nam vẫn ở mức cao; Chưa có cơ chế đặc thù giúp các tập đoàn/tổng công ty nhà nước của Việt Nam yên tâm ký hợp đồng mua than trực tiếp, dài hạn với các chủ mỏ than ở Lào; Chất lượng than của Lào còn chưa hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn đầu vào của các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam; Năng lực tiếp nhận than và hệ thống kho bãi còn nhiều hạn chế cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của việc nhập khẩu than Lào; Năng lực thông quan ở các cửa khẩu biên giới, tình trạng các tuyến đường cũng là thách thức không nhỏ đối với vận chuyển và thương mại than từ Lào về Việt Nam…

Thời gian tới, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh việc hợp tác thương mại than giữa Việt Nam và Lào theo tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ “giúp bạn cũng là giúp mình”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ:

Đối với các tập đoàn, tổng công ty, tăng cường phối hợp hiệu quả; thực hiện tốt các hợp đồng cung cấp than cho sản xuất điện theo nguyên tắc tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia dân tộc.

Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ đàm phán với đối tác về việc nhập khẩu than, tháo gỡ những khó khăn phải đảm bảo nguồn cung ứng than trong mọi tình huống.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo các tập đoàn/tổng công ty chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ đàm phán với đối tác về việc nhập khẩu than, tháo gỡ những khó khăn phải đảm bảo nguồn cung ứng than trong mọi tình huống

Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc, cần bảo đảm cung cấp đủ, ổn định than cho các hộ tiêu thụ theo các hợp đồng mua bán than đã ký. Đồng thời, tính toán và xác định chính xác năng lực sản xuất để có kế hoạch, giải pháp tổ chức sản xuất hợp lý, khai thác hiệu quả nguồn than trong nước; chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch nhập khẩu than để bảo đảm cung cấp đủ theo cam kết tại hợp đồng đã ký.

Bên cạnh đó, tích cực, chủ động tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp) để có giải pháp tháo gỡ trong hoạt động sản xuất kinh doanh than, nhất là đối với các vấn đề liên quan đến việc cấp phép hoạt động khoáng sản than, vấn đề tồn kho, mua than trong dài hạn…

Ngoài ra, có văn bản cụ thể kiến nghị Chính phủ về việc áp dụng cơ chế ký hợp đồng mua than trực tiếp, dài hạn với nhà cung cấp phía Lào với giá thế giới.

Đối với Vụ Dầu khí và Than, Bộ trưởng giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp và các đơn vị khác liên quan thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện Biểu đồ cấp than cho sản xuất điện năm 2024 được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt và điều chỉnh vào tháng 4/2024 vừa qua.

Cùng đó, chủ trì, phối hợp với Cục Điều tiết điện lực định kỳ hằng quý rà soát, cập nhật Biểu đồ cấp than cho sản xuất điện năm 2024 phù hợp tình hình thực tế. Và, đề xuất cơ chế cho các tập đoàn/tổng công ty ký hợp đồng mua than trực tiếp, dài hạn với nhà cung cấp phía Lào để báo cáo Thủ tướng quyết định, việc này phải làm ngay trong tháng 7/2024.

Đối với Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND tỉnh Quảng Trị thúc đẩy chủ đầu tư sớm triển khai việc đầu tư băng tải vận chuyển than qua cửa khẩu La Lay (Salavan, Lào) - La Lay (Quảng Trị, Việt Nam) theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam; Tổng hợp đề xuất, kiến nghị của các tập đoàn, tổng công ty, cùng Vụ Dầu khí và than về cơ chế mua than trực tiếp từ công ty cung cấp phía Lào; kiến nghị Chính phủ Lào giảm tối đa các loại thuế, phí đối với xuất khẩu than vào nội dung kỳ họp thứ 47 Ủy ban Liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào.

Hoàng Giang - Cấn Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Dầu khí và Than

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Belarus chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế cho công nghiệp hóa chất

Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Đảng cộng sản Liên bang Nga

Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Putin: Hai nhà lãnh đạo nhất trí tạo bước phát triển mới Việt Nam - Liên bang Nga