Thứ sáu 03/01/2025 04:36

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu cập nhật thông tin về cung ứng hàng hoá 3-4 tiếng/lần

Ngay sau khi có Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, chiều ngày 31/3, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã triệu tập cuộc họp trực tuyến triển khai ngay các biện pháp, trong đó tập trung xử lý vấn đề đảm bảo cung ứng hàng hoá, điện cũng như các vấn đề cấp bách khác. 

Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến, đại diện lãnh đạo tất cả các đơn vị cho biết, sau khi Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg, các đơn vị đã họp, xây dựng các phương án làm việc, trong đó phân công lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên trực tại cơ quan để điều hành, xử lý nhiệm vụ cấp bách; các cán bộ, công chức khác sẽ làm việc tại nhà, chủ động thành lập các nhóm làm việc trên môi trường trực tuyến.

Các đơn vị đặc thù liên quan đến quản lý nhà nước về cung ứng hàng hoá, điện, thương mại điện tử, xuất nhập khẩu, công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến, quản lý thị trường đều đã có phương án làm việc cụ thể, bố trí số lượng hợp lý để duy trì, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên cấp bách.

Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến, Vụ Thị trường trong nước cho biết, đến nay 63/63 tỉnh, thành phố đã gửi phương án cung ứng hàng hoá theo 5 cấp độ, trong đó đặc biệt chú trọng đến 13 mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt, rau củ quả, nước uống, khẩu trang… Vụ Thị trường trong nước cũng đã xây dựng sơ đồ tổng kho theo vùng về nguồn hàng để có thể điều tiết khi cần thiết. Ngay sau khi báo cáo Bộ trưởng tại cuộc họp, lãnh đạo Vụ đã phân công ra thị trường để nắm sát tình hình, kịp thời có thực tiễn để lên phương án điều tiết hàng hoá.

Về cung ứng điện, lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cập nhật tình hình liên tục qua hình thức trực tuyến, triển khai các phương án, kịch bản, đảm bảo cấp điện an toàn liên tục cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân cũng như các cơ sở y tế, cơ sở cách ly.

Sau khi nghe báo cáo của các đơn vị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu các đồng chí Lãnh đạo Bộ duy trì chế độ làm việc bình thường tại trụ sở cơ quan Bộ Công Thương, đảm bảo công tác chỉ đạo và điều hành xuyên suốt công việc của ngành Công Thương, nhưng vẫn phải đặt yếu tố đảm bảo an toàn lên hàng đầu.

Ngoài việc duy trì tối thiểu người trực tại cơ quan, những người làm việc ở nhà nâng cao tinh thần trách nhiệm, có phương tiện kết nối online để trao đổi công việc, cũng như trong trường hợp cần thiết điều động. Bộ trưởng giao văn phòng Bộ xây dựng quy chế tạm thời trong thời gian cách ly xã hội cũng như xây dựng nhiều kịch bản ứng phó khẩn cấp khác.

Đối với nhiệm vụ cung ứng, đảm bảo hàng hoá, đặc biệt là 13 mặt hàng thiết yếu và mặt hàng xăng dầu cho người dân trong thời gian cách ly xã hội, Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho Vụ Thị trường trong nước làm việc ngay với địa phương và 20 doanh nghiệp đầu mối lớn trong cung ứng sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là 13 mặt hàng thiết yếu, từ đó, đề nghị các doanh nghiệp xác định danh sách phương tiện vận tải và nhân lực hoạt động trong bối cảnh cách ly toàn xã hội để đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa không bị gián đoán, đặc biệt lưu ý các địa phương có đông dân, người lao động và công nhân như tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Xây dựng danh sách đầu mối thường trực của Bộ Công Thương tham gia vào khâu chỉ đạo điều hành việc đảm bảo cung ứng hàng hóa trong bối cảnh cách ly toàn xã hội, báo cáo Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để biết và liên hệ khi cần.Xây dựng phương án lưu thông hàng hóa tại các vùng có dịch bệnh diễn biến phức tạp; tổng hợp danh sách đầu mối lãnh đạo địa phương (Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách lưu thông hàng hóa và Giám đốc Sở Công Thương) và các cán bộ thường trực của doanh nghiệp phân phối, siêu thị để thường xuyên phối hợp và thực hiện chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Công Thương trong quá trình đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Vụ Thị trường trong nước cần yêu cầu đầu mối các địa phương có báo cáo thường xuyên khoảng 3-4 tiếng/lần bằng hình thức phù hợp và kịp thời nhất (email, tin nhắn, điện thoại) để phản ánh đầy đủ thông tin tình hình cung ứng hóa thiết yếu tại địa phương; từ đó, báo cáo Lãnh đạo Bộ để đưa ra các quyết sách điều hành hợp lý, đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa và tránh tình trạng tâm lý hoảng loạn trong người dân.

Vụ Thị trường trong nước cũng cần thống kê các trung tâm, kho phân phối hàng hoá ở những thành phố lớn và theo khu vực để khi cần có thể điều phối hàng hoá kịp thời phục vụ người dân. Có văn bản phối hợp với các bộ, ngành địa phương; tạo điều kiện tối đa cho người, phương tiện thực hiện nhiệm vụ, vận chuyển, cung ứng hàng hoá thiết yếu. Khẩn trương thành lập nhóm làm việc chuyên trách theo từng địa bàn, khu vực, thành phố lớn để thường xuyên nắm tình hình và liên lạc với 20 doanh nghiệp lớn để thường xuyên kiểm tra khả năng cung ứng hàng hóa, từ đó có tổng hợp, đánh giá chung, báo cáo lãnh đạo Bộ để chỉ đạo kịp thời.

Tổng cục Quản lý thị trường triển khai ngay lực lượng để rà soát thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng cơ hội để đầu cơ, găm hàng, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân.

Bộ trưởng chỉ đạo Cục Điều tiết điện lực chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra đảm bảo hệ thống điện cấp điện an toàn trong mọi tình huống; có thuyết minh số liệu, tính toán cụ thể để đảm bảo tính khả thi trong việc giảm giá điện cho các hộ tiêu thụ theo chỉ đạo của Chính phủ.

Đối với hoạt động duy trì sản xuất, Bộ trưởng giao Cục Công nghiệp chủ động rà soát, lên phương án, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện bố trí sắp xếp cán bộ, công nhân viên làm việc đảm bảo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chức năng.

Về các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu cần được tiếp tục duy trì, đặc biệt là việc cấp các giấy phép Xuất nhập khẩu, cấp C/O cho doanh nghiệp không để gián đoạn. Tuy nhiên, phải có phương án, hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp, người dân không tập trung đông người, đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh. Cục Xuất nhập khẩu tập trung nghiên cứu các vướng mắc của địa phương tại khu vực biên giới Tây Nam, để có những hướng dẫn cụ thể, giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và địa phương trong thực thi Chỉ thị số 16/CT-TTg liên quan đến việc tạm đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, chuẩn bị tốt nhất cho các hội nghị, họp trực tuyến; các hoạt động liên quan đến cung cấp dịch vụ công trực tuyến…

Vũ Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, ngành Công Thương gặt hái nhiều thành tựu quan trọng

Phê duyệt nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Dũng: Đường dây 500kV mạch 3 và Luật Điện lực (sửa đổi) mở đầu cho những kỳ tích...

Nghị định 178/2024/NĐ-CP: Tạo động lực, niềm tin trong kỷ nguyên mới

Đồng chí Nguyễn Hồng Diên: 6 nhiệm vụ năm 2025 của Đảng bộ Bộ Công Thương

Bộ Công Thương quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

Thương mại điện tử phát huy tốt vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Chùm ảnh: Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Bộ Công Thương

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả tích cực trong công tác xây dựng Đảng

Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách

Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm

Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 5 nhiệm vụ, 1 mục tiêu để NSMO luôn là ‘bộ não’ của ngành điện

Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn

Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp

Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa 'nổ' trên mạng?

Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế

Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện