Bộ Công Thương báo cáo việc theo dõi thi hành pháp luật

Mới đây, Bộ Công Thương đã có Văn bản gửi Bộ Tư pháp về việc báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương theo dõi sát sao tình hình thi hành pháp luật Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật Bộ Công Thương ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật 2024

Thực hiện 18 chuyên đề theo dõi thi hành pháp luật

Văn bản 10739/BCT-PC ngày 30/12/2024 của Bộ Công Thương gửi Bộ Tư pháp cho biết: Trong năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 515/QĐ-BCT ngày 12/4/2024 ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 của Bộ Công Thương và Quyết định số 2000/QĐ-BCT ngày 30/7/2024 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 515/QĐ-BCT.

Theo đó, trong năm 2024, Bộ Công Thương thực hiện 18 chuyên đề theo dõi thi hành pháp luật đối với một số hoạt động. Cụ thể như: Theo dõi thi hành pháp luật về kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về kinh doanh tạm nhập, tái xuất; theo dõi tình hình thi hành pháp luật của các thương nhân kinh doanh xăng dầu…

Bộ Công Thương triển khai các hoạt động như tiếp nhận, thu thập thông tin phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng; phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin từ các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước; thông tin từ kết quả hoạt động của các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý, truy tố, xét xử.

Công tác chỉ đạo triển khai, ban hành kế hoạch thi hành các văn bản quy phạm pháp luật được lãnh đạo Bộ Công Thương rất quan tâm. Công tác xây dựng và triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên hàng đầu của Bộ Công Thương nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.

Bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được giao

Năm 2024, Bộ Công Thương được giao xây dựng 3 văn bản (2 nghị định, 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ) quy định chi tiết Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; 2 văn bản (1 nghị định, 1 thông tư trình trước 15/10/2024) quy định chi tiết Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo Quyết định số 717/QĐ- TTg ngày 27/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp 7). Đến nay, Bộ Công Thương đã hoàn thành trình các văn bản quy định chi tiết.

Cụ thể, Bộ đã trình Chính phủ 2 nghị định và trình Thủ tướng Chính phủ 1 Quyết định nhằm quy định chi tiết Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 55/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2024/QĐ-TTg ngày 20/6/2024 ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; 01 Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ lần 2. Bộ Công Thương cũng đã trình Chính phủ Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ (Tờ trình số 8611/TTr-BCT ngày 28/10/2024) và ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Các văn bản quy phạm pháp luật được Bộ Công Thương xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành về cơ bản đã bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, khắc phục được những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thực hiện, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Nhiều hoạt động tuyên truyền thiết thực, ý nghĩa

Hàng năm, Bộ Công Thương ban hành Quyết định, Ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ và triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến phong phú, đa dạng như: Cập nhật, đăng tải nội dung văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ; mở lớp tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ cho các công chức của Bộ; tổ chức các hội nghị, hội thảo, khóa tập huấn phổ biến nội dung của văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Công Thương...

Bộ Công Thương báo cáo việc theo dõi thi hành pháp luật

Cuộc thi: “Tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” và “Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử” năm 2024 do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thuộc Bộ Công Thương tổ chức. Ảnh: Tuệ Minh

Một số hoạt động nổi bật đã được triển khai trong năm 2024 có thể kể đến như: Tổ chức Hội nghị, Tọa đàm trực tiếp, trực tuyến phổ biến pháp luật trong các lĩnh vực: kinh doanh xăng dầu; quản lý thị trường; quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; Tổng cục Quản lý thị trường đã đăng tải trên 4.489 tin, bài và 238 video, bản tin về hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường...

Bên cạnh đó, công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng đặc thù luôn được Bộ Công Thương chú trọng và quan tâm, đặc biệt, trong công tác lãnh đạo, các đơn vị nơi địa bàn có người dân tộc thiểu số sinh sống đã tạo điều kiện, có chính sách phát triển và đào tạo các công chức làm việc tại các địa bàn có người dân tộc thiểu số. Qua đó, các công chức hiểu và sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số, nhằm xây dựng đội ngũ có thể thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tới cộng đồng người dân tộc thiểu số đang sinh sống và làm việc trên địa bàn.

Để đáp ứng nhiệm vụ được giao và phù hợp với tình hình dân cư và vị trí địa lý tại địa bàn đặc thù có người dân tộc thiểu số sinh sống, một số cục quản lý thị trường các tỉnh như Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Trị... đã chú trọng cử công chức tham gia học tiếng dân tộc thiểu số. Theo khả năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số và năng lực, kinh nghiệm của công chức, các đơn vị đã có sử dụng công chức vào việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số. Qua đó, xây dựng được một số công chức nhất định thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật tới cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn, giúp cộng đồng dân tộc thiểu số tiếp cận và hiểu biết hơn về chính sách, quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước...

Tại văn bản theo dõi tình hình theo dõi thi hành pháp luật năm 2024 của Bộ Công Thương gửi Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương cũng đã nêu một số đề xuất kiến nghị trong đó có việc, mức chi cho một số nội dung, hoạt động cần thiết để phục vụ cho công tác theo dõi thi hành pháp luật (như hoạt động điều tra, khảo sát, thu thập thông tin...) chưa được theo quy định tại Thông tư số 338/2016/TT-BTC và Thông tư số 42/2022/TT-BTC. Do đó, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tư pháp có ý kiến với Bộ Tài chính tăng cường nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Đăng Khoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương mở rộng hợp tác chuyển dịch năng lượng

Bộ Công Thương mở rộng hợp tác chuyển dịch năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đề nghị Quỹ khí hậu xanh và Ngân hàng Thế giới tiếp tục hỗ trợ Bộ Công Thương các dự án trong quá trình chuyển dịch năng lượng.
Quận Ba Đình (Hà Nội) dự kiến còn 3 phường sau sáp nhập

Quận Ba Đình (Hà Nội) dự kiến còn 3 phường sau sáp nhập

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã thuộc phạm vi quận Ba Đình trên cơ sở các phường hiện nay sáp nhập thành các phường: Ngọc Hà, Ba Đình và Giảng Võ.
Khen Abbott, Ohui, Hoàng Tuấn chọn ở đâu khi phủ nhận hàng Việt?

Khen Abbott, Ohui, Hoàng Tuấn chọn ở đâu khi phủ nhận hàng Việt?

Một đảng viên, quân nhân không thể ví von kiểu "nếu tốt thì bị mua". Phát ngôn của bác sĩ Hoàng Tuấn làm dậy sóng cộng đồng ủng hộ hàng Việt.
Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất là xây dựng chính quyền cấp xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, chủ động hướng về nhân dân...
Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Những viên thuốc giả được đóng gói tinh vi, tung ra thị trường như “thần dược” chữa xương khớp khiến người tiêu dùng sập bẫy.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Bản ghi nhớ Hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Ethiopia nhằm xác định mục tiêu, phạm vi, lĩnh vực, các hoạt động hợp tác, phương thức phối hợp triển khai.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ được đánh giá là rất kịp thời góp phần đảm bảo điện cho tăng trưởng kinh tế.
Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư.
Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo luật sư, hành vi quảng cáo sai sự thật sản phẩm của các nghệ sĩ đã gây ra thiệt hại cho nhiều người tiêu dùng, có dấu hiệu của tội “lừa dối khách hàng”.
Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Vụ kẹo Kera, 600 loại sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá phơi bày hệ lụy của cơ chế "tự công bố sản phẩm” theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi

Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi 'vua' trái cây

Ngày 15/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Đạo đức giá bao nhiêu?

Đạo đức giá bao nhiêu?

Khi đạo đức bị thương mại hóa thành chiến lược truyền thông, xã hội không chỉ mất chuẩn mà còn học cách im lặng để sống sót...
Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Sữa giả, hồ sơ giả, lời hứa giả nhưng hậu quả là thật. Hơn 500 tỷ đồng thu lời bất chính, đánh đổi bằng sức khỏe và niềm tin của hàng ngàn người tiêu dùng.
Lễ diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh: Người dân nô nức săn

Lễ diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh: Người dân nô nức săn 'tọa độ vàng'

Trong buổi lễ thiêng liêng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ai cũng mong muốn lưu giữ cho riêng mình những khoảnh khắc đẹp nhất.
Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thói quen mua sắm dễ dãi, thiếu truy xuất nguồn gốc... sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đã đến lúc nhìn lại trách nhiệm của mắt xích này trên thị trường.
Vụ việc MC Quyền Linh và

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Chưa bàn tới câu hỏi đơn thuần "Quyền Linh có sai không?", nhìn từ góc độ khác, sự việc "lùm xùm" đang phơi bày một lỗ hổng trong ngành sản xuất truyền hình...
Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Ngày 14/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

169 hạt sen Việt Nam sẽ cùng nữ phi hành gia Hoa Kỳ gốc Việt Amanda Nguyễn thực hiện hành trình vượt ra ngoài Trái Đất vào tối 14/4/2025 theo giờ Việt Nam.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ là công cụ then chốt để Việt Nam điều phối hài hòa giữa hội nhập và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Thể lệ cuộc thi

Thể lệ cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” qua 75 năm tiếp tục phát triển mạnh mẽ và là chân lý không thể xuyên tạc.
Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt đã phổ biến với nhiều tiện ích, nhưng vẫn có một số quán ăn dù ở thành phố lớn vẫn treo biển “không nhận chuyển khoản”…
Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Vụ việc kẹo Kera, sữa giả 500 tỷ đồng là tội ác không thể dung thứ, cần xử lý nghiêm để làm gương, để bảo vệ cộng đồng và làm trong sạch thị trường thực phẩm.
Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam không chỉ là một gốc cây bị chặt, mà là biểu tượng của ký ức cộng đồng bị tổn thương vì thiếu cơ chế gìn giữ và chia sẻ lợi ích.
Doanh nghiệp châu Âu cam kết đồng hành với Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu cam kết đồng hành với Việt Nam

Đây là khẳng định của lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) trong buổi ra mắt “Sách Trắng 2025” tổ chức ngày 11/4/2025, tại Hà Nội.
Mobile VerionPhiên bản di động