Chủ nhật 29/12/2024 05:06

Bộ Tài chính giới thiệu một số điểm mới về Danh mục và biểu thuế XNK

Tại Hà Nội, Bộ Tài chính vừa giới thiệu một số điểm mới của Thông tư số 65/2017/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 và việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 122/2016/NĐ-CP về danh mục biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Nhiều nội dung sửa đổi về thuế xuất nhập khẩu được Bộ Tài chính thông báo

Bà Đào Thu Hương- Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK (Tổng cục Hải quan) cho biết Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam bao gồm 21 phần, 97 chương, 1.039 nhóm ở cấp độ 4 số, 1.859 phân nhóm ở cấp độ 6 số; được chi tiết thành 10.813 mã hàng ở cấp độ 8 số, tuân thủ hoàn toàn theo Danh mục HS 2017 của Tổ chức Hải quan thế giới và Danh mục Hài hòa thuế quan của ASEAN phiên bản 2017…

Giải đáp về những thay đổi tại Thông tư 65, bà Hương cho biết việc thay đổi tập trung vào một số nhóm ngành gồm ô tô, thủy sản, gỗ, hóa chất, sản phẩm ốp/lát bằng gốm sứ, máy móc thiết bị, là những ngành hàng có sự phát triển về công nghệ, kỹ thuật hoặc dịch chuyển thương mại, cần tăng cường quản lý về môi trường, hóa chất độc hại…

Nội dung thay đổi nổi bật là ngành ô tô được chi tiết thêm các phân nhóm mới như ô tô điện, xe điện, các loại xe có động cơ kết hợp (xe hybrid) xăng-điện, dầu-điện.

Ngành máy móc thiết bị chi tiết thêm các mã hàng phản ánh công nghệ mới như các sản phẩm sử dụng công nghệ đèn đi ốt phát quang (LED) hoặc các sản phẩm sử dụng mạch tích hợp đa thành phần (MCO). Ngành thủy sản chi tiết tên gọi của một số loại cá, động vật thân mềm có kim ngạch thương mại cao hoặc bổ sung tên khoa học của các loài cá, phụ phẩm cá để thuận lợi cho công tác quản lý.

Liên quan đến sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP, trong giai đoạn 2018-2025, phần lớn các Hiệp định thương mại sẽ bước sang giai đoạn cắt giảm sâu và đạt đến mức độ xóa bỏ thuế quan (giảm thuế suất nhập khẩu về 0%) như Hiệp định ATIGA sẽ có 98,26% số dòng thuế về 0% vào năm 2018; ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) sẽ có 90% số dòng thuế về 0% vào năm 2018; ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) sẽ có 86% số dòng thuế về 0% vào năm 2018; ASEAN-Úc và Niu Di lân (AANZFTA) xóa bỏ thuế quan đối với 86% dòng thuế vào năm 2018 (đạt 92% số dòng thuế về 0% vào năm 2022); ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) sẽ có 71% số dòng thuế về 0% vào năm 2018 (và 9% số dòng thuế vào 2021); Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) sẽ có 41,78% dòng thuế về 0% vào năm 2018 (có 90,64% số dòng thuế về 0% vào năm cuối lộ trình là năm 2026) và ASEAN – Nhật Bản (AJFTA) sẽ có 62,2% số dòng thuế về 0% vào năm 2018 (tăng lên 88,6% số dòng thuế về 0% vào năm 2025).

Theo đó, nhiều nhóm mặt hàng có cam kết lộ trình giảm thuế nhanh và thấp hơn nhiều so với mức cam kết WTO cũng như mức thuế MFN hiện hành và việc thực hiện thuế suất FTAs theo lộ trình tại các Hiệp định FTAs đã dẫn đến sự chuyển hướng thương mại nhất định, làm giảm ý nghĩa và mục tiêu bảo hộ, khuyến khích sản xuất trong nước của thuế suất MFN đồng thời dẫn đến thực tế là thuế suất nhập khẩu MFN của linh kiện, phụ tùng của nhiều mặt hàng cao hơn thuế suất FTA của sản phẩm nguyên chiếc. Vì vậy, cũng đã có ý kiến đề nghị phải giảm mức thuế suất MFN nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thuế suất FTAs của thành phẩm với thuế suất MFN của nguyên liệu hoặc tăng mức thuế suất MFN đối với thành phẩm để bảo hộ sản xuất trong nước.

Cùng với đó, thương mại hàng hoá trên thế giới ngày càng phát triển và đa dạng về chủng loại hàng hoá dẫn đến thuế suất MFN của một số mặt hàng có cùng bản chất, cấu tạo hoặc trong cùng một nhóm tại Biểu thuế MFN có sự chênh lệch tạo khó khăn trong công tác quản lý thu thuế; Sau ngày 1/9/2016 (ngày có hiệu lực của Nghị định 122/2016/NĐ-CP), Bộ Tài chính cũng đã nhận được một số kiến nghị sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu từ các văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của các Phó thủ tướng, từ kiến nghị của một số Bộ ngành, Hiệp hội và DN và của cơ quan hải quan tổng hợp từ việc đánh giá thực hiện Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu trong quá trình thực hiện quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Mục đích của việc sửa đổi Nghị định số 122/2016/NĐ-CP là để thực hiện thống nhất trong thực hiện Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2017 theo cam kết trong nội khối ASEAN cũng như giải quyết vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát sinh trong thời gian qua và tác động của việc xóa bỏ thuế nhập khẩu theo cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết từ năm 2018 trở đi. Đặc biệt là tác động của việc giảm thuế nhập khẩu đối với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước ASEAN xuống 0% ngay từ 1/1/2018. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước tác động của việc thực hiện cam kết trong Hiệp định thương mại tự do trong ASEAN, căn cứ theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài chính đã có công văn số 11072/BTC-CST ngày 18/8/2017 gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định thay thế Nghị định số 122/2016/NĐ-CP là từ ngày 01/1/2018. Riêng quy định tại Điều 9 Nghị định (nội dung sửa đổi thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô) có hiệu lực ngay (áp dụng từ ngày 1/10/2017).

Ngày 30/8/2017, VPCP đã có công văn số 9246/VPCP-KTTH thông báo ý kiến của Phó TT Vương Đình Huệ đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính tại công văn số 11072/BTC-CST.

Liên quan đến nội dung thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô và ô tô đã qua sử dụng, về thuế nhập khẩu linh kiện, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án giảm thuế. Phương án 1 là giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của 163 dòng thuế linh kiện ô tô nhập khẩu để lắp ráp cho 02 nhóm xe về 0%. Theo đó, giảm mức thuế suất trung bình của cả bộ linh kiện từ 14-16% xuống khoảng 7% đối với xe dưới 9 chỗ và khoảng 1% đối với xe tải dưới 5 tấn.

Phương án 2 là giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của 19 dòng thuế linh kiện là động cơ, hộp số, cụm truyền động, bơm cao áp để lắp ráp cho 02 nhóm xe từ các mức 3%, 5%, 10%, 15% 18%, 20%, 25%, 30%, 32%, 45%, 50% xuống 0% (do đây là một số linh kiện, phụ tùng trong giai đoạn tới Việt Nam chưa thể sản xuất) và giảm thuế suất của 42 dòng thuế thuộc nhóm 8708 (bộ phận và phụ kiện của xe ô tô) để lắp ráp cho 02 nhóm xe nêu trên từ các mức 15%, 20% và 25% xuống 10%. Theo đó, giảm mức thuế suất trung bình của cả bộ linh kiện từ 14-16% xuống 9 – 11% đối với xe dưới 9 chỗ và 7,9% đối với xe tải dưới 5 tấn.

Về thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng, để hạn chế nhập khẩu xe đã qua sử dụng, Bộ Tài chính đề xuất tăng mức thuế nhập khẩu đối với xe đã qua sử dụng phù hợp với cam kết WTO đối với xe ô tô chở người dưới 16 chỗ, giữ nguyên thuế suất đối với xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở lên và xe ô tô tải.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Cưỡng chế thuế Công ty Sản xuất Đá Granite Phú Minh Trọng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cưỡng chế thuế 4 doanh nghiệp nợ thuế

Quảng Nam: Học sinh nuôi búp bê Kuman Thong để…cầu học giỏi

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Thừa Thiên Huế: Cưỡng chế thuế Công ty Lê Phước Lợi và Công ty Kim Bảo Thanh

Cần Thơ: Chi nhánh Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu bị cưỡng chế hơn 100 tỷ đồng tiền thuế

Xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và 10 đồng phạm

Thanh Hóa: Cưỡng chế thuế Công ty thương mại dịch vụ xây dựng và đầu tư Thuận Thiên

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 2: Góc khuất qua lời kể của 'giáo sư cao hổ'

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty dịch vụ Cảng Mỹ Xuân bị cưỡng chế thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần NIVL nợ thuế hơn 152 tỷ đồng

Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ phóng hỏa đốt quán cà phê tại Phạm Văn Đồng

Nghệ An: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Thiết bị Y tế - Dược Trường Thịnh Phát

Yên Bái: Ngừng sử dụng hoá đơn Công ty VINASAN, Công ty Cường Thịnh do nợ thuế

Quảng Ngãi: Những sở ngành, địa phương nào thuộc diện thanh tra năm 2025?

Đồng Tháp: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế

Sơn La: Công khai danh sách 59 cá nhân nợ tiền thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

Lào Cai: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Bà Rịa – Vũng Tàu: 3 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Thấy gì từ vụ chồng bị khởi tố vì đập vỡ điện thoại của vợ?