Bổ sung quy định thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP áp dụng với Peru
Hội nhập - Quốc tế 11/03/2022 09:55 Theo dõi Congthuong.vn trên
“Trái ngọt” xuất nhập khẩu từ Hiệp định CPTPP Hiệp định CPTPP: Mở cánh cửa cho hàng Việt Nam sang Peru |
Để triển khai thực hiện cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định CPTPP, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019. Nghị định này áp dụng cho 6 nước thành viên đã phê chuẩn Hiệp định đến ngày 26/6/2019 gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Singapore.
![]() |
Ngày 19/9/2021, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Cộng hòa Peru. Do vậy, Chính phủ ban hành Nghị định 21/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019-2022 để bổ sung quy định áp dụng đối với Peru.
Cụ thể, Nghị định 21/2022/NĐ-CP bổ sung các quy định về thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Cộng hoà Peru hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng hoà Peru.
Bổ sung các quy định về điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào Cộng hoà Peru hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng hoà Peru.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/3/2022.
Đối với các tờ khai hải quan của các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Cộng hoà Peru hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng hoà Peru đăng ký từ ngày 19/9/2021 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 của Chính phủ, Nghị định này và đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Những năm qua, Peru là một trong những quốc gia có chính sách kinh tế đối ngoại cởi mở tại khu vực Mỹ Latinh. Nước này tham gia và là thành viên của hầu hết các định chế quốc tế và khu vực như: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Liên minh Thái Bình Dương (PA), thành viên hợp tác của Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercorsur)... Hiện Peru đã ký kết 27 hiệp định thương mại tự do với 55 quốc gia, trong đó 23 hiệp định đã có hiệu lực, 3 hiệp định đang chờ Quốc hội phê chuẩn, 1 hiệp định vừa được Quốc hội phê chuẩn (CPTPP) và đang đàm phán 6 FTA khác.
Quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Peru phát triển tương đối mạnh trong thời gian qua. Thời điểm trước đại dịch Covid-19, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 48,3% trong vòng 5 năm từ mức 284,96 triệu USD (năm 2014) lên mức 422,73 triệu USD (năm 2019).
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Peru bao gồm điện thoại và linh kiện điện tử, máy vi tính và sản phẩm điện tử, giày dép các loại, clanhke và xi măng, hàng dệt may và thủy sản, trong khi Peru xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng bột cá, quặng antimon và tinh quặng, khoáng sản. Nhìn chung, Peru được đánh giá là thị trường tiềm năng và là thị trường tương đối phù hợp với trình độ và quy mô cũng như cách tiếp cận của các doanh nghiệp Việt Nam bởi 75% các công ty xuất – nhập khẩu của Peru là vừa và nhỏ, hàng hóa dễ thâm nhập, cạnh tranh và có thể đi vào các nước láng giềng như Ecuador, Colombia, Bolivia và Brazil.
Theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương), với việc các quy định nhập khẩu của Peru được đánh giá là đơn giản hơn so với mặt bằng chung các nước, doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng những cơ hội mà Hiệp định CPTPP mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Peru, chủ động nâng cao năng lực tranh, có chiến luợc xuất khẩu bền vững, sớm xây dựng được hình ảnh hàng hóa Việt Nam uy tín, chất lượng tại thị trường nước bạn.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã đến lúc chuyển đổi điện than sang một nguồn năng lượng sạch hơn

Làm rõ nguyên nhân khiến giá vàng thế giới tăng mạnh, vượt mức kỷ lục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/12/2023: Tướng lĩnh Nga và Ukraine đang bí mật đàm phán hòa bình

Chiến sự Israel-Hamas ngày 2/12/2023: Israel dự kiến kéo dài xung đột tại Dải Gaza trong hơn 1 năm

Đáp ứng Thoả thuận xanh EU: Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp
Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/12/2023: Chiến sự đang bước vào giai đoạn mới

UAE - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Tây Á

EVFTA giúp hàng Việt Nam có chỗ đứng vững chắc tại Hungary

5 yếu tố giúp Việt Nam thu hút các nhà đầu tư từ Hoa Kỳ

Rộ tin FED có thể đã hoàn tất chu kỳ tăng lãi suất

Cà phê Việt lan tỏa tại thị trường Anh nhờ UKVFTA

Đáp ứng Thỏa thuận xanh EU: Doanh nghiệp dệt may cần chọn điểm rơi thích hợp

Thực hiện hiệp định EVFTA: Bắc Giang tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/12/2023: Chưa tham chiến, xe tăng Abrams đã có nguy cơ hỏng hóc

OPEC+ đồng ý tăng cường cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 2,2 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2024

Sản lượng gạo trái vụ đầu năm 2024 của châu Á bị hạn chế gây áp lực nguồn cung

Chiến sự Israel – Hamas ngày 1/12/2023: Hamas sẵn sàng gia hạn thỏa thuận ngừng bắn để trao đổi con tin

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/12/2023: Hungary nói xung đột ở Ukraine không thể giải quyết trên chiến trường

16 Bộ, ngành tham gia vận hành và phát triển Cổng thông tin điện tử FTAP

Tránh bẫy lừa đảo khi xuất khẩu hàng hóa sang Canada bằng cách nào?

Thu hút nguồn lực từ Hoa Kỳ cho khu công nghiệp, công nghệ cao

Ấn Độ có khả năng duy trì hạn chế xuất khẩu gạo trong năm 2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/11/2023: Xe tăng Leopard-1A5 đầu tiên bị hạ ở chiến trường Ukraine

Chiến sự Israel - Hamas ngày 30/11/2023: Israel đang chuẩn bị cho kịch bản tấn công phía Nam Dải Gaza

Bắc Ninh: Chủ động tận dụng cơ hội từ EVFTA
Đọc nhiều

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2023: Đã phát hiện hình ảnh của xe tăng Abrams ngoài tiền tuyến
