Thứ bảy 09/11/2024 00:36

Bộ Công Thương: Sẵn sàng các phương án đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu

Theo Bộ Công Thương, đến nay tất cả các địa phương và nhiều doanh nghiệp phân phối trên cả nước đã có phương án cụ thể về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường.      

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường trong mọi tình huống, Bộ Công Thương đã yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp phân phối lớn.

Cụ thể, báo cáo tình hình cung cầu và hệ thống phân phối hàng hóa thiết yếu trên địa bàn, trong đó chú trọng vào mặt hàng lương thực, thực phẩm và các mặt hàng có nhu cầu cao trước những diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19. Có phương án dự trữ và cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm kịp thời nhu cầu của nhân dân theo từng cấp độ của dịch bệnh, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, nước uống, khẩu trang....Căn cứ vào điều kiện cụ thể, nhu cầu thực tế và kinh nghiệm của địa phương để xác định số lượng, chủng loại hàng dự trữ, phương án dự trữ, phương án vận chuyển và phân phối hàng hóa khi có yêu cầu, theo 05 cấp độ cung ứng kịp thời cho các khu vực bị cách ly.

Bộ Công Thương luôn có phương án dự trữ và cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm kịp thời nhu cầu của nhân dân theo từng cấp độ của dịch bệnh, nhất là các mặt hàng thiết yếu

Trên cơ sở đó, theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn, đôn đốc, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối hàng nhu yếu phẩm được phép tiếp tục hoạt động; tổ chức các điểm bán hàng lưu động để phục vụ người dân trong các khu vực bị cách ly (nếu có); Hướng dẫn việc tổ chức hoạt động cho các điểm bán hàng nhu yếu phẩm (như chợ và các điểm bán hàng của doanh nghiệp phân phối) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm vừa bảo đảm cung ứng thường xuyên, liên tục các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu vừa bảo đảm an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, đến nay tất cả các địa phương và nhiều doanh nghiệp phân phối trên cả nước đã có phương án cụ thể về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường. Theo báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp, nguồn cung các hàng hóa thiết yếu cho thị trường luôn bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, các doanh nghiệp phân phối và nhiều tiểu thương tại các chợ vẫn liên tục kinh doanh để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Đối với việc vận chuyển hàng hóa, ngoài phương án cụ thể của từng địa phương, Bộ Công Thương cũng đã có các phướng án: Trường hợp phong tỏa nhưng xe vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp vẫn được hoạt động: Các doanh nghiệp sẽ đăng ký danh sách các xe vận tải cung ứng hàng hóa đến các cơ quan chức năng để cung cấp cho ngành giao thông, Công an hỗ trợ cho phép lưu thông đến các điểm bán hàng. Khi các địa bàn cần điều phối hàng hóa, các xe vận tải này sẽ đến các kho hàng gần nhất để lấy hàng cung ứng cho địa bàn cách ly.

Trường hợp giới nghiêm chỉ còn xe của lực lượng vũ trang được hoạt động. Khi đó Bộ Công Thương sẽ đề nghị các lực lượng Quân đội, Công an phối hợp điều phối xe vận chuyển các mặt hàng thiết yếu từ các kho dự trữ hàng hóa thiết yếu mà Bộ Công Thương đã chuẩn bị để cung cấp cho các địa bàn.

Về bố trí các điểm bán hàng, ngoài các điểm bán hàng hiện có của các doanh nghiệp phân phối và các điểm chợ truyền thống, chợ tạm, để bảo đảm cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân trong mọi tình huống, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu các địa phương có phương án bố trí các điểm bán hàng mới (tạm thời, lưu động, dã chiến…) trên địa bàn từng tỉnh để bảo đảm cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân thường xuyên, liên tục, giảm mật độ người mua đến từng điểm bán (kể cả trong trường hợp các siêu thị bị phong tỏa vì lý do y tế…). Các điểm bán hàng này sẽ được bố trí gần các khu dân cư và thông thoáng nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, thuận tiện cho người dân mua hàng.

Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá sầu riêng trái vụ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng cao?

Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Giá lúa gạo hôm nay 8/11/2024: Giá lúa tăng, giảm trái chiều 100 - 300 đồng/kg; giá gạo tăng 50-100 đồng/kg

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 8/11/2024: Đồng Yen Nhật diễn biến trái chiều tại các ngân hàng

Giá heo hơi hôm nay 8/11/2024: Đồng loạt đi ngang, miền Bắc giao dịch quanh mốc 63,4.000 đồng/kg

Giá bạc hôm nay 8/11/2024: Bạc có phiên giảm thấp nhất trong vòng 1 tháng

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Quay đầu tăng mạnh trở lại, chạm đỉnh 139.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 8/11/2024: Trong nước giảm mạnh, thị trường thế giới bật tăng trở lại

Tỷ giá USD hôm nay 8/11/2024: Đồng USD giảm

Giá xăng dầu hôm nay 8/11/2024: Tăng nhẹ

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Vàng trong nước giảm 6 triệu trong một ngày

Dự báo giá tiêu ngày 8/11/2024: Thị trường hồ tiêu có thể phục hồi và tăng trở lại?

Dự báo giá cà phê ngày 8/11/2024: Trong nước tiếp đà giảm, thế giới liệu có tăng trở lại?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 7/11/2024: Giá xăng bật tăng trở lại, lên sát 21.000 đồng/lít

Giá cà phê sẽ ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR của EU?

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Giá lúa gạo hôm nay 7/11/2024: Giá lúa tăng 300 đồng/kg; giá gạo giảm 50 - 100 đồng/kg

Giá vàng 'đi đâu về đâu' sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 7/11/2024: Đồng Yen “quay đầu” giảm mạnh