Thứ tư 27/11/2024 13:50

Bộ Công Thương: Nỗ lực ngăn chặn, xử lý các vấn đề về môi trường

Nhằm hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, ngành Công Thương đã nỗ lực xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường.

Sản xuất công nghiệp và thương mại đóng góp quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, song cũng phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến môi trường. Nhằm hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, ngành Công Thương đã nỗ lực xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường.

Hệ thống xử lý nước thải của Công ty Yazaki- một trong các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp Đông Mai được tái sử dụng cho sản xuất và tưới cây cũng như tự dùng

Kiểm soát tốt nguồn thải

Theo đánh giá của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp ngành Công Thương đóng vai trò quan trọng trong xanh hóa nền công nghiệp, xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, cùng với đó, cũng phát sinh những vấn đề về ô nhiễm môi trường cần được quan tâm giải quyết. Những năm qua, ngành Công Thương đã nỗ lực xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, những “điểm nóng” về môi trường và từng bước kiểm soát nguồn thải trong ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm như thép, nhiệt điện, hóa chất, khoáng sản, luyện kim...

Để ngăn chặn, kiểm soát nguồn chất thải gây ô nhiễm và phòng ngừa sự cố môi trường; sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao tỷ trọng tái chế, tái sử dụng các loại phế liệu, sản phẩm phụ và chất thải, hướng tới xây dựng, phát triển, đảm bảo mục tiêu cơ cấu lại ngành Công Thương theo hướng bền vững, thân thiện môi trường…, trong giai đoạn phát triển kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, khi thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, đòi hỏi rất lớn các doanh nghiệp trong nước phải có những bước đi bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường. Muốn tham gia sâu vào hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp phải nhìn nhận, thay đổi chiến lược phát triển, xác định phát triển kinh tế phải đảm bảo không làm phương hại đến môi trường, hướng tới một nền kinh tế xanh - sạch - tuần hoàn để phát triển bền vững.

Hướng đến kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương đến năm 2025 đã đặt ra mục tiêu: Hoàn thiện, ban hành các quy định pháp luật; hướng dẫn kỹ thuật về quản lý khí thải, chất thải rắn, nước thải theo hướng tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng hiệu quả các loại tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với thực tiễn trong một số loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và hoạt động thương mại. Cụ thể: 70 - 90% nguồn thải trong lĩnh vực công nghiệp trọng điểm được đánh giá, kiểm kê, hoàn thiện cơ sở dữ liệu và ban hành chính sách, quy định kiểm soát; 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ nhà máy điện, hóa chất, phân bón được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp..., đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. 100% doanh nghiệp trong ngành được tập huấn, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường; đẩy mạnh sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị, phục vụ cho mục đích sinh hoạt, tiến tới thay thế túi nilon khó phân hủy; xác định nguy cơ và đề xuất chính sách bảo vệ môi trường đối với các dự án năng lượng (như điện từ rác thải, điện gió, điện mặt trời) và một số lĩnh vực khác theo kế hoạch tái cơ cấu ngành công nghiệp...

Bà Đỗ Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - cho biết: Thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu và đề xuất xây dựng hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương. Đồng thời, phòng ngừa, kiểm soát, xử lý và loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngành Công Thương. Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất, nguồn phát thải, rủi ro, sự cố môi trường của một số loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh quản lý, xử lý, tái chế, tái sử dụng tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón, xỉ thép trong sản xuất thép và chất thải công nghiệp khác; quản lý an toàn bãi thải, cải tạo phục hồi môi trường, xử lý chất thải, an toàn đập thải của hồ chứa quặng đuôi trong khai thác và chế biến khoáng sản. Thúc đẩy thí điểm mô hình công nghiệp xanh trong các ngành công nghiệp; xây dựng mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường, gắn với phát triển ngành công nghiệp môi trường. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình thí điểm khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sinh thái, thân thiện môi trường.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai những nhiệm vụ được giao tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP; tiếp tục tuyên truyền về công nghiệp môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về công nghiệp môi trường. Huy động, tận dụng tối đa các nguồn lực trong nước và quốc tế để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp môi trường; đào tạo nhân lực, nâng cao nhận thức, năng lực phát triển ngành công nghiệp môi trường. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao có hiệu quả các công nghệ mới, sản phẩm mới để phát triển ngành công nghiệp môi trường.

ĐỖ PHƯƠNG DUNG - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương): Bộ Công Thương tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu, xây dựng, ban hành hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách, quy định pháp luật liên quan đến hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại chợ, siêu thị và trung tâm thương mại; quản lý, xử lý tấm quang năng thải bỏ từ các nhà máy điện mặt trời; tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường...

Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết hôm nay: Cập nhật tin gió mùa Đông Bắc

Dự báo thời tiết hôm nay 27/11/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét

Tối 26/11, thêm khách hàng trúng Vietlott Power 6/55 nhiều tỷ đồng

Bình Thuận: Thu hồi 11 giấy phép xe tập lái cải tạo trái phép

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Trường Quản trị và Kinh doanh ra mắt tạp chí Quản trị, An ninh và Công nghệ​

Nhiều điểm cần chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Thanh Hóa tuyên truyền, vận động người dân giao nộp hàng nghìn loại vũ khí, vật liệu nổ

Trao tặng mũ bảo hiểm và hướng dẫn an toàn giao thông cho học sinh lớp 1 khu vực phía Nam

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Nhân sự 25/11: Đồng ý cho các ông Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/11/2024: Nam Biển Đông có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết hôm nay 26/11/2024: Bắc Bộ trời chuyển rét, Trung Bộ mưa lớn

Đã tìm ra quán quân đại sứ truyền thông Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh - HUIT'S Iconic 2024

Cách đăng nhập Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm Xã hội Việt Nam bằng tài khoản VneID

Hà Nội và Cần Thơ chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Đề án 06/CP

Quảng Bình: Xe tải chở 30 con bò lao xuống vực, tài xế tử vong

Nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu qua hội thi tàu tốt, huấn luyện tàu hải đội dân quân thường trực

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?