Thứ năm 28/11/2024 23:56

Bộ Công Thương lưu ý về trách nhiệm bảo hành theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương lưu ý về trách nhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, chính sách bảo hành là một trong các nội dung quan trọng, có tác động đáng kể tới quyết định mua bán hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm có mức giá cao, có hàm lượng công nghệ phức tạp và hiện đại. Tuy nhiên thực tế cho thấy, khiếu nại về bảo hành là nội dung thường xuyên chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số khiếu nại gửi tới Cục.

Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý: Bảo hành không phải là trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả doanh nghiệp. Quy định này được nêu rõ tại Điều 446 của Bộ luật Dân sự năm 2015 và tại Điều 21 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Theo đó, có hai trường hợp phát sinh trách nhiệm bảo hành gồm: thỏa thuận của các bên; hoặc quy định của pháp luật.

Hiện nay, để tăng cường năng lực cạnh tranh, phần lớn doanh nghiệp đều chủ động ban hành chính sách bảo hành. Việc thực hiện trách nhiệm này xuất phát từ sự tự nguyện của doanh nghiệp. Thế nhưng, vẫn có một số lĩnh vực bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện bảo hành như: bảo hành đối với nhà ở theo quy định tại Luật nhà ở năm 2014.

Hơn nữa, việc xác định trách nhiệm bảo hành được thực hiện theo quy định pháp luật hay do sự tự nguyện của doanh nghiệp sẽ góp phần giúp người tiêu dùng thực hiện đầy đủ, chính xác quyền lợi của mình trong các giao dịch.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, khi mua hàng người tiêu dùng cần chú ý hàng hóa phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Cùng với đó, người tiêu dùng nên mua sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận, cấp phép bởi các cơ quan chức năng. Việc sử dụng sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng không chỉ đảm bảo về chất lượng của sản phẩm mà còn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi có vấn đề phát sinh, đặc biệt là đối với việc áp dụng và thực hiện các chính sách bảo hành.

Ngoài ra, hóa đơn mua hàng và giấy bảo hành là các bằng chứng để chứng minh giao dịch giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Đồng thời, hoá đơn và giấy bảo hành cũng là tài liệu cung cấp các thông tin liên quan đến quyền lợi bảo hành của người tiêu dùng... Việc thiếu một trong các loại giấy tờ trên có thể dẫn tới việc doanh nghiệp từ chối làm việc với người tiêu dùng khi có vấn đề phát sinh. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, người tiêu dùng hãy lưu ý luôn giữ hóa đơn và giấy tờ bảo hành sản phẩm sau khi mua.

Bảo hành không phải là trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả doanh nghiệp (hình minh hoạ)

Về phía doanh nghiệp, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng khuyến cáo xây dựng và áp dụng chính sách bảo hành trong phần lớn trường hợp là tự nguyện đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, trường hợp áp dụng chính sách bảo hành, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm thực hiện một số quy định.

Theo đó, tại Điều 21 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định, một số trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện khi doanh nghiệp áp dụng chính sách bảo hành. Cụ thể, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp.

Mặt khác, doanh nghiệp cần cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành; trong đó, ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện.

Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện, hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hay đổi hàng hóa mới. Cùng đó, cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời. Hoặc, có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành. Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được, hoặc không khắc phục được lỗi.

Ngoài ra, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự, khi thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi. Đồng thời, chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng.

Cũng theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, chính sách bảo hành là một dạng điều kiện giao dịch chung của doanh nghiệp. Vì vậy, theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp đảm bảo điều khoản của chính sách bảo hành không có điều khoản không có hiệu lực theo quy định tại Điều 16 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đặc biệt, cần bảo đảm chính sách bảo hành được công bố công khai trước khi giao dịch với người tiêu dùng. Cùng đó, chính sách bảo hành phải xác định rõ thời điểm áp dụng và phải được niêm yết ở nơi thuận lợi tại địa điểm giao dịch để người tiêu dùng có thể nhìn thấy.

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tốt hơn, Bộ Công Thương đang tập trung sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong quá trình sửa đổi, một loạt những nội dung, tồn tại, hạn chế của Luật sẽ được xem xét, đánh giá toàn diện, chi tiết để tiếp thu được nhiều ý kiến tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội. Cùng với đó là ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng, tổ chức xã hội,… nhằm giúp những quy định về pháp luật phù hợp với thực tiễn và thêm chính sách thúc đẩy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian tới.
Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Công ty Phú Hưng bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản ngân hàng

Điều tra, xác minh dấu hiệu vi phạm xảy ra tại Công ty TNHH Môi trường Phú Minh Vina

Thanh Hóa: Kiểm điểm tập thể, cá nhân tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Thành

Đồng Tháp: 3 giám đốc Công ty Phú An, Kim Hà Nam và Mộc Điền Phát bị tạm hoãn xuất cảnh

Công an TP Thủ Dầu Một phúc đáp Báo Công Thương về xử lý đối tượng Bùi Tiến Lợi

Công an Thanh Hóa triệt phá đường dây ma túy 'khủng', bắt giữ 15 đối tượng

Lào Cai: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH 1TV Thái Thụy

Công ty Dầu khí Hải Linh Hải Phòng nợ tiền thuế hơn 208 tỷ đồng

Cần Thơ: Nhiều sai sót trong công tác đầu tư xây dựng tại quận Ô Môn

Nghệ An: Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC bị cưỡng chế thuế

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế

Hải Phòng: Công ty Cổ phần Lisemco 5 bị cưỡng chế nợ thuế hơn 15 tỷ đồng

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm