Thứ sáu 27/12/2024 13:46

Bộ Công Thương: Đồng bộ hệ thống pháp luật gắn với cải cách hành chính

Những năm qua, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC), đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục hành chính (TTHC) nhằm tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp (DN) và được Chính phủ đánh giá cao.

Theo Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương, công tác CCHC, cải cách TTHC còn hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, gắn công tác xây dựng thể chế với công tác xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật; bảo đảm các quy định, TTHC được thực thi thống nhất, hiệu quả trên phạm vi cả nước.

Công tác CCHC được Bộ Công Thương đẩy mạnh thực hiện trên tinh thần giải quyết những vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp

Theo đó, các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương xây dựng, soạn thảo trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền phần lớn đều quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, cũng như quy định rõ về thời gian cơ quan nhà nước phải hoàn thành để trả kết quả cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Mặt khác, thực hiện cải cách TTHC, các văn bản quy phạm pháp luật về công thương đã phân cấp rất mạnh cho địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Công tác CCHC của Bộ Công Thương được đẩy mạnh trên tinh thần giải quyết tất cả những vướng mắc của người dân, doanh nghiệp

Đối với công tác chỉ đạo, điều hành, Bộ Công Thương thường xuyên tổ chức việc rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công thương, đặc biệt là các quy định về TTHC nhằm xử lý, tháo gỡ các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và thực tiễn đặt ra, được người dân và doanh nghiệp hoan nghênh.

Cũng theo Vụ Pháp chế, giai đoạn từ năm 2010, Bộ Công Thương tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa” đối với tất cả các TTHC trong các lĩnh vực do Bộ quản lý tại Phòng Tiếp nhận và trả kết quả của Bộ (bộ phận một cửa). Ngoài ra, từ đầu năm 2014 đến nay, 100% văn bản quy phạm pháp luật (19 văn bản có TTHC) được Vụ Pháp chế thẩm định đã có lấy ý kiến về TTHC và đánh giá tác động khi phát sinh TTHC. Về cơ bản, các ý kiến tham gia về quy định TTHC đều được tiếp thu, giải trình đầy đủ.

Trong Chương trình công tác về CCHC, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Công Thương. Với quan điểm quyết liệt hành động, liên tiếp trong các năm từ 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã tiên phong thực hiện việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, đã có nhiều đề xuất tham mưu cho Chính phủ cũng như có văn bản chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát để đơn giản, cắt giảm TTHC, điều kiện kinh doanh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Kết quả, qua các lần cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, tính đến năm 2020, Bộ đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa tổng cộng là 880 điều kiện trên tổng số 1.216 điều kiện (chiếm 70%).

Hiện nay, số lượng điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương còn lại 553 điều kiện thuộc 25 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi các điều kiện kinh doanh được cắt giảm, TTHC được đơn giản hoá, các ý kiến phản ánh trực tiếp của doanh nghiệp, người dân thời gian qua đều bày tỏ, sự cải cách của Bộ Công Thương đã mang lại những lợi ích thiết thực cho họ, như điều kiện kinh doanh thông thoáng hơn, TTHC đỡ phức tạp, rườm rà; thời gian làm thủ tục nhanh hơn qua đó tiết giảm được chi phí, tăng cơ hội, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Vụ Pháp chế nhận định, qua các đợt cắt giảm, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh, TTHC đã cho thấy thay đổi mang tính lịch sử của ngành Công Thương. Đặc biệt là sự thay đổi về mặt tư duy đổi mới cũng như quyết tâm cải cách vì lợi ích của quốc gia, cộng đồng doanh nghiệp của lãnh đạo Bộ Công Thương. Thêm vào đó, việc tiên phong đi đầu của Bộ Công Thương đã lan toả được tinh thần cải cách tới các Bộ, ngành, địa phương trên cả nước. Đồng thời thay đổi và hình thành được hệ tư tưởng cho toàn thể cán bộ, công chức trong ngành “vì dân phục vụ”.

Thời gian tới, thực hiện theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, đại diện Vụ Pháp chế - cho biết, Bộ Công Thương tiếp tục rà soát và xây dựng kế hoạch lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ cho giai đoạn 2021 -2025.

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trong Bộ thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025. Đồng thời, hoàn thiện các chính sách, bảo đảm hệ thống thể chế đồng bộ, thống nhất, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong các lĩnh vực mà Bộ, ngành Công Thương được phân công.

Công tác CCHC của Bộ Công Thương được thực hiện một cách toàn diện trong các ngành, lĩnh vực; đồng thời chú trọng ba tiêu chí là: đơn giản, minh bạch và hiện đại nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới hiệu quả ở ba khía cạnh là: tiết kiệm chi phí, tạo sự công bằng và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Cưỡng chế thuế Công ty Lê Phước Lợi và Công ty Kim Bảo Thanh

Cần Thơ: Chi nhánh Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu bị cưỡng chế hơn 100 tỷ đồng tiền thuế

Xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và 10 đồng phạm

Thanh Hóa: Cưỡng chế thuế Công ty thương mại dịch vụ xây dựng và đầu tư Thuận Thiên

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 2: Góc khuất qua lời kể của 'giáo sư cao hổ'

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty dịch vụ Cảng Mỹ Xuân bị cưỡng chế thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần NIVL nợ thuế hơn 152 tỷ đồng

Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ phóng hỏa đốt quán cà phê tại Phạm Văn Đồng

Nghệ An: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Thiết bị Y tế - Dược Trường Thịnh Phát

Yên Bái: Ngừng sử dụng hoá đơn Công ty VINASAN, Công ty Cường Thịnh do nợ thuế

Quảng Ngãi: Những sở ngành, địa phương nào thuộc diện thanh tra năm 2025?

Đồng Tháp: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế

Sơn La: Công khai danh sách 59 cá nhân nợ tiền thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

Lào Cai: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Bà Rịa – Vũng Tàu: 3 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Thấy gì từ vụ chồng bị khởi tố vì đập vỡ điện thoại của vợ?

Thanh Hoá: Xử phạt Công ty Cổ phần Xây lắp điện và dịch vụ điện Tín Nghĩa

Tiktoker Dưỡng Dướng Dường tiếp tục bị phạt

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Trung Sơn

Bạc Liêu: Công ty Vật liệu xây dựng Phúc Lộc Thọ bị cưỡng chế thuế