Thứ sáu 22/11/2024 00:58

Bộ Công Thương đạt tỷ lệ 44,52% trong tinh giản biên chế

Hiện, số lượng người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Bộ Công Thương giảm tối thiểu 10% so với biên chế sự nghiệp năm 2015.

Khó khăn trong chuyển đổi đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần

Đoàn Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023 vừa làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tại cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho biết, báo cáo của các bộ cho thấy, tỷ lệ giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập của từng bộ trong giai đoạn 2015 - 2021 chưa đạt mục tiêu.

Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: QH

Cụ thể, Bộ Công Thương giảm 3 đơn vị (66/69 đơn vị). Trong khi, đến thời điểm hiện tại, số lượng người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của bộ giảm tối thiểu 10% so với biên chế sự nghiệp năm 2015. Giai đoạn 2015 - 2021, Bộ Công Thương đã thực hiện cắt giảm số lượng người làm việc là 7.007 người, đạt tỷ lệ 44,52%.

Bộ Tài nguyên và Môi trường giảm được 7 đơn vị (90/97 đơn vị), tương ứng gần 7,22%. Số người làm việc hưởng lương ngân sách so với năm 2021 giảm 4,6%, so với năm 2017 giảm 55,8%, so với năm 2015 giảm 77,5%.

Còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giảm được 8 đơn vị (106/114 đơn vị), tương ứng gần 7,02%. Tính đến năm 2023 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ đã giảm 6,8% so với năm 2021.

Cũng theo báo cáo của 3 bộ, việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần và loại hình doanh nghiệp khác đạt kết quả thấp, gặp nhiều khó khăn.

Sớm có quy định, hướng dẫn chuyển đổi theo mô hình quản trị doanh nghiệp

Trước thực trạng này, các thành viên Đoàn giám sát đề nghị các bộ nêu rõ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện và nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan do cơ chế, chính sách chưa kịp thời, đầy đủ, cụ thể. Đồng thời nêu giải pháp, kiến nghị cụ thể để thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 19-NQ/TW là đến năm 2025 có 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa đề nghị Bộ Công Thương chia sẻ kinh nghiệm sau khi cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị này hoạt động có hiệu quả không? Để trên cơ sở đó, có thể xem xét đề xuất cơ quan có thẩm quyền cân nhắc, đánh giá việc chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Giải trình với Đoàn giám sát, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thừa nhận, tỷ lệ cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập còn rất thấp và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đơn cử, Viện Nghiên cứu Dệt may được chuyển thành công ty cổ phần từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn còn khoảng 55% vốn nhà nước, hoạt động cũng chỉ ở mức cầm chừng.

Khó khăn lớn nhất, theo Thứ trưởng, qua chuyển giao cổ phần thì hoạt động của Viện Nghiên cứu Dệt may chủ yếu vẫn tập trung vào nghiên cứu, dựa trên các nguồn tài sản cũ từ trước. Trong đó, tài sản của viện chủ yếu là thuộc về sở hữu trí tuệ, xét về tính chất không được coi như các loại tài sản vật chất khác.

Bên cạnh đó, các đơn vị còn gặp khó khăn trong việc xác định giá trị và giao kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước cho các tổ chức, doanh nghiệp để ứng dụng vào sản xuất kinh doanh nên việc chuyển đổi, hình thành doanh nghiệp khoa học công nghệ từ các viện nghiên cứu còn rất hạn chế.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giao thường trực đoàn giám sát ghi nhận đầy đủ ý kiến để đề xuất, trao đổi với các bộ có liên quan và Chính phủ tại buổi làm việc tới; đề nghị các thành viên đoàn giám sát nghiên cứu, đề xuất nội dung đưa vào báo cáo kết quả giám sát và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?